Thủ tướng: Hạn chế phát triển thủy điện nhỏ để tránh mất rừng

Đặng Chung - Nguyễn Hà - Trần Vương |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần đánh giá đầy đủ nguyên nhân xảy ra lũ lụt ở miền Trung để có giải pháp phòng chống, đồng thời cần hạn chế thủy điện nhỏ để không lấy mất rừng.

Sáng 2.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021.

Phát biểu tại buổi thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành nhiều thời gian để nói về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp; vấn đề lũ lụt, thiên tai ở các tỉnh miền Trung cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu Quốc hội tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: Chí Linh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu Quốc hội tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: Chí Linh

Không được chủ quan trước dịch COVID-19

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại dịch COVID-19 đã làm thế giới điêu đứng, chưa bao giờ có cuộc khủng khoảng lớn, ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu như vậy. Việt Nam là nước có nền kinh tế mở nên cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, chúng ta đã có 2 chỉ đạo khác nhau. Thủ tướng cho rằng việc đưa ra chỉ đạo kịp thời, linh hoạt trong điều hành thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế là rất quan trọng. Trong đó có sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các địa phương rất quyết liệt, góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Đợt 1 là chỉ đạo giãn cách xã hội. Thủ tướng cho rằng nếu không làm như thế thì sẽ nguy hại, bởi dịch bệnh bùng phát nhanh.

“Chúng ta đã có chỉ đạo kịp thời, đồng bộ, quyết liệt, đưa ra giải pháp phù hợp, với phương châm “chống dịch như chống giặc” và nhận được sự ủng hộ của nhân dân”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Trong đợt 2, sau 99 ngày không có ca mắc trong cộng đồng thì dịch bùng phát trở lại. Theo Thủ tướng, đợt này, phương thức chỉ đạo đã khác lần thứ nhất, không thực hiện giãn cách toàn quốc mà cách ly hợp lý.

"Nếu làm theo cách cũ thì kinh tế đã âm. Chỉ đạo là quan trọng, ưu tiên chống dịch nhưng phải lo phát triển kinh tế, thế giới đánh giá cao cách làm này của Việt Nam" - người đứng đầu Chính phủ nói.

Dù vậy, Thủ tướng cho rằng tuyệt đối không được chủ quan trước dịch COVID-19, bởi nhiều nơi trên thế giới đã tái bùng phát. Việt Nam đã có 60 ngày liên tiếp không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, nhưng dịch có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu chúng ta chủ quan, lơ là.

Việt Nam là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi tốt nhất hiện nay

Về kết quả thực hiện mục tiêu kép, Thủ tướng cho biết đã báo cáo Quốc hộị, Việt Nam là 1 trong 2 nước Châu Á tăng trưởng dương, trong khu vực ASEAN thì Việt Nam là nước duy nhất tăng trưởng dương.

Việt Nam là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi tốt nhất hiện nay, quy mô nền kinh tế năm ngoái đã vượt Malaysia, còn năm nay vui mừng đã vượt Singapore.

Điểm qua những cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng cho biết, công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam đã có khởi sắc, câu chuyện được mùa rớt giá đã từng bước được giải quyết trong nhiệm kỳ này. Theo đó, cả nước đã xây dựng được trên 60 nhà máy chế biến, giải quyết câu chuyện đầu vào-đầu ra của nông nghiệp. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Một thành công quan trọng thời gian qua được Thủ tướng nhắc tới là kỷ luật kỷ cương trong Đảng rất nghiêm khắc, đã góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.

Đánh giá đầy đủ tình hình mưa lũ ở miền Trung

Về vấn đề lũ lụt, thiên tai hiện nay, Thủ tướng cho rằng chưa bao giờ thiên tai dồn dập như thế, gây thiệt hại rất lớn, làm giảm GDP. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có các chỉ đạo quyết liệt để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, giúp người dân các tỉnh miền Trung sớm ổn định cuộc sống.

Về lũ lụt, thiên tai, sạt lở đất xảy ra ở miền Trung, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên nhân chính là do kết cấu địa chất ở khu vực này chủ yếu là đất sét. Mưa lớn kéo dài, lượng mưa lớn đã phá hỏng kết cấu, gây ra sạt lở.

Nhiều nơi, các ngọn núi đều ở khá xa khu dân cư hoặc khu nhà ở của quân đội, nhưng do mưa lớn, sạt lở, bùn đất "dịch chuyển" vùi lấp nhiều người.

“Như khu vực Trà Leng (Quảng Nam) mà chúng ta đang nói không có thuỷ điện nào cả”- Thủ tướng dẫn chứng và cho rằng chúng ta cần đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn để có biện pháp hạn chế tối đa tác động của con người.

“Tôi đồng ý với các đồng chí là phải xem xét vấn đề phát triển thuỷ điện nhỏ, để tiếp tục hạn chế việc phá rừng. Những công trình nào liên quan đến đất rừng phải trình Quốc hội. Những công trình thuỷ điện nhỏ phải rất hạn chế” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặng Chung - Nguyễn Hà - Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Chính quyền yêu cầu thủy điện dừng xả lũ để tìm người mất tích ở Kon Tum

THANH TUẤN |

Chủ đầu tư Xây dựng công trình thủy điện Plei Kần phải cắt xả lũ để tìm kiếm người bị lũ cuốn trôi.

Thủ tướng làm việc với các tỉnh miền Trung về khắc phục hậu quả bão số 9

Thanh Chung |

Tại buổi làm việc với các tỉnh miền Trung về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các sở, ngành, địa phương có giải pháp cụ thể để đề phòng, khắc phục, xử lý kịp thời hơn để người dân sớm ổn định đời sống.

Cắt lũ thủy điện, khơi thông đường huyết mạch trước bão số 10

THANH TUẤN |

Tỉnh Kon Tum cắt lũ thủy điện, nỗ lực thông các tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng với hàng ngàn khối đất đá, trước khi cơn bão số 10 đổ bộ vào đất liền.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Chính quyền yêu cầu thủy điện dừng xả lũ để tìm người mất tích ở Kon Tum

THANH TUẤN |

Chủ đầu tư Xây dựng công trình thủy điện Plei Kần phải cắt xả lũ để tìm kiếm người bị lũ cuốn trôi.

Thủ tướng làm việc với các tỉnh miền Trung về khắc phục hậu quả bão số 9

Thanh Chung |

Tại buổi làm việc với các tỉnh miền Trung về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các sở, ngành, địa phương có giải pháp cụ thể để đề phòng, khắc phục, xử lý kịp thời hơn để người dân sớm ổn định đời sống.

Cắt lũ thủy điện, khơi thông đường huyết mạch trước bão số 10

THANH TUẤN |

Tỉnh Kon Tum cắt lũ thủy điện, nỗ lực thông các tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng với hàng ngàn khối đất đá, trước khi cơn bão số 10 đổ bộ vào đất liền.