Thủ tướng gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu

Vương Trần |

Sáng ngày 14.11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết cùng nhau ứng phó dịch bệnh

Cùng dự cuộc gặp mặt có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và 60 cán bộ, nhà giáo tiêu biểu.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, phát biểu mở đầu cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Kế hoạch năm học bị gián đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi, nhiều hoạt động giáo dục không thể thực hiện được. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên, giảng viên không được tới trường trong một thời gian rất dài.

Hàng nghìn giáo viên đang công tác tại các trường ngoài công lập không có lương, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã động viên toàn thể cán bộ, nhân viên, nhà giáo và các cán bộ quản lý toàn ngành khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề và với học sinh để cùng nhau đoàn kết, ứng phó với dịch bệnh. Tất cả vì học sinh thân yêu.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Gần 20 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên, giảng viên không được tới trường trong một thời gian rất dà - Ảnh Nhật Bắc
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Gần 20 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên, giảng viên không được tới trường trong một thời gian rất dài - Ảnh Nhật Bắc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, các thầy giáo, cô giáo có mặt tại đây hôm nay chính là những đại điện tiêu biểu của hơn 1,5 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý các cấp trong cả nước. Đó là các thầy giáo, cô giáo ngày đêm bám trường, bám lớp ở các buôn làng, xóm, ấp ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để duy trì sĩ số học sinh, phụ đạo học sinh yếu, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡng học sinh giỏi, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Đó cũng là các giảng viên có thành tích xuất sắc trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, có nhiều công trình khoa học góp phần giải quyết những vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong phòng, chống dịch COVID-19,…

Cần có chính sách ưu đãi đối với sinh viên sư phạm

Tại cuộc gặp mặt, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ suy nghĩ, nêu những giải pháp, kiến nghị để góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp trồng người.

Thầy Lê Văn Giáo (Trường THCS Nguyễn Du – huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ: Là một nhà giáo, ông vô cùng xúc động và biết ơn những nghĩa cử, những ân tình, sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, các bậc cha mẹ học sinh, của toàn xã hội dành cho ông và bao đồng nghiệp khắp mọi miền Tổ quốc!

Thầy Lê Văn Giáo (Trường THCS Nguyễn Du – huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa)
Thầy Lê Văn Giáo (Trường THCS Nguyễn Du – huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa). Ảnh Nhật Bắc

"Với tôi, dạy học là nghề tôi lựa chọn, cũng là nghề tôi đam mê. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo". Người thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, người thầy giáo phải là "Tấm gương cho học sinh noi theo"" - thầy Lê Văn Giáo nói.

Cô Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên trường THPT Nguyễn Du, Nghi Xuân, Hà Tĩnh chia sẻ: Hà Tĩnh là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, thiên tai, là vùng đất nghèo nhưng hiếu học. Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, nhiều nhà hảo tâm đã đồng hành, động viên, hỗ trợ các tỉnh miền Trung vượt qua khó khăn.

Là Giáo viên THPT, cô Duyên bày tỏ sự trăn trở về giáo dục hướng nghiệp làm thế nào để có sự phù hợp giữa đào tạo và nhu cầu công việc thực tế để không lãng phí thời gian, tiền của, đặc biệt không lãng phí nhân tài.

Cô Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên trường THPT Nguyễn Du, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ảnh Nhật Bắc
Cô Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên trường THPT Nguyễn Du, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ảnh Nhật Bắc

"Tôi cũng mong muốn chính sách thu hút nhân tài vào ngành sư phạm. Thực tế những học sinh giỏi của bậc THPT không lựa chọn vào sư phạm ngoại trừ những học sinh có đam mê với nghề giáo. Do đó, cần có chính sách ưu đãi đối với sinh viên sư phạm và giáo viên trẻ có năng lực" - cô Duyên nói.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ 22.000 lon sữa cứu trợ "kẹt" một tháng

Vương Trần |

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo xử lý kiến nghị của đại biểu Quốc hội về việc tiếp nhận lô sữa cho trẻ em ở TP.HCM gần 1 tháng không lấy ra được.

Đi về phía tâm dịch để thấy những đóng góp, nỗ lực của ngành Giáo dục

NHÓM PV |

* Hôm nay (13.11) trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021.

Tác nghiệp ngay trong tâm dịch, phóng viên Báo Lao Động cảm nhận được sâu sắc những đóng góp của lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 để thực hiện tuyến bài “Đi về phía tâm dịch” dự Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021...

Thủ tướng nêu 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mở cửa nền kinh tế

Nhóm phóng viên |

Sáng ngày 12.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Thời gian Thủ tướng làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm dự kiến kéo dài 90 phút.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ 22.000 lon sữa cứu trợ "kẹt" một tháng

Vương Trần |

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo xử lý kiến nghị của đại biểu Quốc hội về việc tiếp nhận lô sữa cho trẻ em ở TP.HCM gần 1 tháng không lấy ra được.

Đi về phía tâm dịch để thấy những đóng góp, nỗ lực của ngành Giáo dục

NHÓM PV |

* Hôm nay (13.11) trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021.

Tác nghiệp ngay trong tâm dịch, phóng viên Báo Lao Động cảm nhận được sâu sắc những đóng góp của lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 để thực hiện tuyến bài “Đi về phía tâm dịch” dự Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021...

Thủ tướng nêu 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mở cửa nền kinh tế

Nhóm phóng viên |

Sáng ngày 12.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Thời gian Thủ tướng làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm dự kiến kéo dài 90 phút.