Thủ tướng: Dự án đầu tư nếu cứ chia cắt, manh mún thì không làm được gì lớn

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra dẫn chứng vào thời điểm năm 2011, khi còn làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, ông đã chỉ đạo HĐND tỉnh rà soát 3.650 dự án với mức đầu tư chỉ có 3.000 tỉ đồng. Tức mỗi dự án được đầu tư chưa đến 1 tỉ đồng nên rất manh mún và chia cắt, dẫn đến kéo dài, lãng phí nguồn lực.

Quyết không đầu tư dự án manh mún

Chiều nay (24.7), tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội tiến hành thảo luận tổ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian chia sẻ về nội dung này.

Đầu tiên, về vấn đề tiết kiệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hiện chúng ta đã hoàn thiện thể chế trong vấn đề này song “ai cũng thấy có những cái còn lãng phí”. Chúng ta quán triệt phải tiết kiệm nhưng chưa có kỷ luật về tiết kiệm cho chặt chẽ hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự một phiên họp tổ tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Vũ Khuyên
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự một phiên họp tổ tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Vũ Khuyên

Theo Thủ tướng, trong vấn đề này, cần phải có giáo dục, nâng cao nhận thức, vừa phải có thể chế, kỷ luật kỷ cương mới có thể tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả được.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Nghị quyết 45 của Chính phủ hồi tháng 5 vừa qua nêu rõ tiết kiệm 10% chi tiêu thường xuyên trong những tháng còn lại của năm 2021 để chi cho phòng chống COVID-19 và những việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra. Do đó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính phải tính toán ngay từ khi cấp ngân sách.

Về vấn đề chống lãng phí, Thủ tướng chia sẻ với nhiều ý kiến về việc nhiều dự án đầu tư còn kéo dài, gây lãng phí. Chính phủ cũng đang suy nghĩ về giải pháp khắc phục.

Theo Thủ tướng, với số vốn đầu tư công trung hạn 5 năm hơn 2,8 triệu tỉ chưa thấm vào đâu so với nhu cầu các bộ, ngành, địa phương đưa lên vì nơi nào cũng muốn có các dự án. Điều này dẫn tới manh mún, lãng phí.

Ông nêu dẫn chứng vào thời điểm năm 2011, khi còn làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, ông đã chỉ đạo HĐND tỉnh rà soát 3.650 dự án với mức đầu tư chỉ có 3.000 tỉ đồng. Tức mỗi dự án được đầu tư chưa đến 1 tỉ đồng nên rất manh mún và chia cắt, dẫn đến kéo dài, lãng phí nguồn lực.

“Vừa qua, các tỉnh có lên trao đổi với tôi. Có những con đường 400 - 500 tỉ thôi mà 13 đời bộ trưởng rồi vẫn chưa xong. Lần này nếu bố trí như thế này cũng chưa xong”, Thủ tướng nói và cho biết, chính những dự án kéo dài đã gây lãng phí không nhỏ.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm tới, các bộ, ngành địa phương trình lên 11.100 dự án nhưng Chính phủ đã quyết định là rà soát cắt còn dưới 5.000 và còn cắt nữa.

“Cái này quan trọng lắm! Nếu cứ chia cắt, manh mún thì không làm được cái gì lớn. Cái gì cũng một tí mà như thế thì kéo dài, không tạo ra được động lực”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Cần phải giải quyết triệt để các “đại dự án” đang gây lãng phí

Đại biểu Nguyễn Văn Hùng (đoàn Kon Tum) - Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho rằng, những năm gần, đặc biệt là năm 2020, nhờ hoàn thiện pháp luật đã giúp các cơ quan quản lý ngày càng có ý thức tiết kiệm tốt hơn.

Kết quả đạt được không chỉ con số trên định tính mà còn trên cả con số lượng hóa, ví dụ như 55.000 tỉ đồng tiết kiệm được trong năm 2020, đúng chỉ tiêu Quốc hội giao.

Đại biểu Nguyễn Văn Hùng (đoàn Kon Tum) phát biểu. Ảnh TQ
Đại biểu Nguyễn Văn Hùng (đoàn Kon Tum) phát biểu. Ảnh TQ

Về các giải pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả hơn nữa, đại biểu Nguyễn Văn Hùng cho rằng, cần phải tập trung giải quyết triệt để, căn cơ các đại dự án mà pháp luật đã chỉ ra đang gây lãng phí.

“Đây là vấn đề rất nhức nhối, hàng nghìn tỉ đồng đang nằm phơi nắng, phơi sương” - đại biểu trăn trở và cho rằng, nếu chúng ta xử lý được việc này, đưa được một dự án vào hoạt động thì con số tiết kiệm được không chỉ dừng lại ở 55.000 tỉ đồng.

Nói thêm về dư địa trong thực hành tiết kiệm, vị đại biểu đoàn Kon Tum cho rằng, bên cạnh việc tiếp tục rà soát, sử dụng tốt đất đai, tài sản công thì còn phải có chế tài để sử dụng nó, nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng lợi dụng “kẽ hở”.

Vấn đề thứ ba mà đại biểu Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh đó là, Quốc hội nên có chính sách, nghị quyết hay bộ luật để huy động được nguồn rất lớn trong nhân dân.

“Tiền nhàn rỗi, nguồn lực trong nhân dân lớn nhưng làm thể nào để huy động được thì buộc chúng ta phải nghiên cứu” - đại biểu đặt vấn đề.

Một ý khác, vị đại biểu đoàn Kon Tum cũng cho rằng, cần phải kêu gọi được các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển. Muốn làm được điều này, phải có chính sách nhất quán, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước - doanh nghiệp - nhân dân.

Đồng tình với báo cáo của Chính phủ, đại biểu Hoàng Anh Công (Đoàn Thái Nguyên) cũng nêu ra hai giải pháp nhằm thực hành tiết kiệm hiệu quả trong thời gian tới đó là thực hiện tốt hơn nữa việc giải phóng mặt bằng và cải cách hành chính.

Theo bị đại biểu này, ở nhiều dự án đầu tư công, công tác giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến đội vốn do thời gian thực hiện kéo dài. Chính vì vậy, cần phải có giải pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới.

Về lĩnh vực cải cách hành chính, ĐB Hoàng Anh Công cho rằng, với sự quyết liệt của Chính phủ nhiệm kỳ qua, công tác này đã có nhiều tiến bộ, đạt kết quả tích cực. Dù vậy, cải cách hành chính vẫn chưa theo kịp với yêu cầu của thực tế.

Chính vì vậy, đại biểu này cho rằng, cần phải tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính thì các dự án sản xuất thì khoản đầu tư của doanh nghiệp mới không bị lãng phí, Nhà nước cũng không bị thất thu thuế.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Sẽ giao Chính phủ quyền chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch

VƯƠNG TRẦN |

Quốc hội dự kiến giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyền chủ động quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch, bệnh COVID-19.

Lấy kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí bổ nhiệm cán bộ

Đặng Chung |

Đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Chủ tịch nước nói về tính cấp bách đầu tư cho Đồng bằng sông Cửu Long

VƯƠNG TRẦN |

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cần tính toán kỹ lưỡng và thỏa đáng nguồn lực đầu tư cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Sẽ giao Chính phủ quyền chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch

VƯƠNG TRẦN |

Quốc hội dự kiến giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyền chủ động quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch, bệnh COVID-19.

Lấy kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí bổ nhiệm cán bộ

Đặng Chung |

Đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Chủ tịch nước nói về tính cấp bách đầu tư cho Đồng bằng sông Cửu Long

VƯƠNG TRẦN |

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cần tính toán kỹ lưỡng và thỏa đáng nguồn lực đầu tư cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long để ứng phó với biến đổi khí hậu.