Thủ tướng: Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, giữ chân người tài

Phạm Đông - Hải Nguyễn |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo phải đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, quan tâm việc thu hút và trọng dụng người tài.

3 thành tố trọng tâm trong chủ đề chiến lược

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng sáng 28.3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giới thiệu những nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025.

Thủ tướng cho biết, chủ đề chiến lược là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập bình quân cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

3 thành tố trọng tâm trong chủ đề chiến lược mà Thủ tướng nhắc đến là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá con người và sức mạnh thời đại. Huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo Thủ tướng, yêu cầu đặt ra hiện nay là đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện quyết liệt việc chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm.

Đồng thời phải phát huy mạnh mẽ vai trò của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, phát triển thị trường nội địa. Từng bước hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới. Tập trung khắc phục hiệu quả tác động của đại dịch COVID-19, xây dựng các mô hình mới, tận dụng tốt các cơ hội chuyển dịch đầu tư khu vực toàn cầu.

Với niềm tin và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn dân tộc, Việt Nam cần nhanh chóng bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển khu vực và thế giới. Nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu sớm trở thành nước thu nhập trung bình cao.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Thủ tướng nêu ra những nội hàm mới trong các đột phá chiến lược. Trong đó đột phá thứ nhất là tiếp tục hoàn hiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng thể chế, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập. Trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học công nghệ.

Đột phá thứ hai là tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Đột phá thứ ba là tiếp tục hoàn hiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, hiện đại.

Theo Thủ tướng, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh. Về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cần coi đây là động lực chính của tăng trưởng. Ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới.

Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao

Thủ tướng cũng cho rằng, việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo phải đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao. Từ đó đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong các cấp học, đào tạo. Đào tạo con người theo hướng vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội. Đức và tài cần phải đi liền với nhau.

“Đây là một khâu yếu của nước ta, cần có văn bản pháp quy vấn đề này, đừng để nhân tài bỏ đi hết. Tỉnh, thành nào cũng có, sử dụng tốt nhân tài” – Thủ tướng đề nghị.

Cũng theo Thủ tướng, cần cải cách tổng thể, đồng bộ vấn đề tiền lương. Tiếp tục triển khai chương trình cải cách tiền lương theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Nếu không có dịch COVID-19 thì vấn đề cải cách tiền lương đã được áp dụng trong năm nay.

“Năm nay chưa làm thì sang năm phải làm. Như tôi đã nói có 4 cuộc cải cách đưa ra là cải cách tiền lương, cải cách giáo dục, cải cách tư pháp, cải cách hành hành chính. Chúng ta phải tiếp tục chỉ đạo các cuộc cải cách này để thành công trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta, nhất là trong tiến độ phát triển đất nước” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Phạm Đông - Hải Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển

Phạm Đông - Hải Nguyễn |

Sáng 28.3, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giới thiệu, quán triệt chuyên đề: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025.

Thực hiện các đột phá chiến lược là ưu tiên cao của Chính phủ

Đặng đông |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới việc thực hiện các đột phá chiến lược là ưu tiên cao trong chỉ đạo điều hành. Trong đó, đột phá quan trọng, mở đường là đột phá về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tấn công vào “điểm nghẽn” kéo dài, đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ mang tính “dẫn dắt” cho thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Một dân tộc mạnh phải là dân tộc đoàn kết, hành động mạnh mẽ

Nhóm PV |

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một dân tộc mạnh phải là dân tộc đoàn kết, có ý chí, quyết tâm hành động mạnh mẽ với khát vọng trở thành giàu có, thịnh vượng, bền vững trường tồn.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển

Phạm Đông - Hải Nguyễn |

Sáng 28.3, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giới thiệu, quán triệt chuyên đề: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025.

Thực hiện các đột phá chiến lược là ưu tiên cao của Chính phủ

Đặng đông |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới việc thực hiện các đột phá chiến lược là ưu tiên cao trong chỉ đạo điều hành. Trong đó, đột phá quan trọng, mở đường là đột phá về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tấn công vào “điểm nghẽn” kéo dài, đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ mang tính “dẫn dắt” cho thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Một dân tộc mạnh phải là dân tộc đoàn kết, hành động mạnh mẽ

Nhóm PV |

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một dân tộc mạnh phải là dân tộc đoàn kết, có ý chí, quyết tâm hành động mạnh mẽ với khát vọng trở thành giàu có, thịnh vượng, bền vững trường tồn.