Thủ tướng chỉ đạo hàng loạt vấn đề về phát triển ngành công nghiệp gỗ

Khánh Vũ |

Ngày 28.3.2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành chỉ thị số 08/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu.

Ngày 28.3.2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành chỉ thị số 08/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu.

Chỉ thị nêu rõ:

Gỗ và lâm sản ngoài gỗ là ngành hàng xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt Nam và liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 13%/năm trong giai đoạn 2010 - 2018. Năm 2017 ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 8 tỉ USD; riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,66 tỉ USD, tăng 10,2% so với năm 2016, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020.

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt trên 9,38 tỉ USD tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu của các ngành hàng thuộc ngành NNPTNT; riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 8,909 tỉ USD, giá trị xuất siêu lâm sản cả năm 2018 đạt trên 7 tỉ USD, chiếm 85% giá trị xuất siêu của toàn ngành. Sản phẩm gỗ của Việt Nam XK đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 Châu Á và thứ 5 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu; chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu và còn nhiều dư địa để phát triển.

Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch XK gỗ 11 tỉ năm 2019. Ảnh: Q.Hương
Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu gỗ 11 tỉ năm 2019. Ảnh: Q.Hương

Với khoảng 4.500 doanh nghiệp, thu hút hàng vạn công nhân và trên một triệu hộ nông dân trồng rừng nguyên liệu, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân...

Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại khó khăn, vượt qua những thách thức, nguy cơ tiềm ẩn nhằm tạo bứt phá phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong 10 năm tới, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới.

Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 đạt 11 tỉ USD; năm 2020 đạt 12 đến 13 tỉ USD; năm 2025 đạt 18 đến 20 tỉ USD; từng bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Các bộ, ngành, địa phương, DN và các hiệp hội khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt, Bộ NNPTNT xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án phát triển ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế lâm nghiệp bền vững phù hợp với Luật Lâm nghiệp và bối cảnh mới, đảm bảo tuân thủ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các điều ước quốc tế khác Việt Nam đã ký kết.

Chủ trì xây dựng Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và các quy định pháp luật liên quan về xác nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để phân loại DN ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ…

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam là đối tác đầy tiềm năng của EU về thương mại lâm sản, gỗ

Thanh Hà |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi tiếp Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (EP) Heidi Hautala ngày 7.1 tại Hà Nội.

Hướng tới kim ngạch 13 tỉ USD, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Ngọc Linh |

Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (TCCLN), mặc dù là ngành đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và triển khai thực hiện tái cơ cấu (TCC) và phải đối diện với bối cảnh quốc tế và trong nước với nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt, nhưng ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, tạo chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, hiệu quả hoạt động của ngành; thu nhập, đời sống người dân được nâng cao. 

“Dọn đường” để đón 12 - 13 tỉ USD từ xuất khẩu gỗ

Nguyễn Nam Phong |

Sau hơn 6 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) vào ngày 19.10.2018. Đây là Hiệp định thương mại có tính chất ràng buộc pháp lý nhằm cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp xuất khẩu (XK) từ Việt Nam sang thị trường Châu Âu (EU).

Sabalenka đăng quang đơn nữ Australian Open 2023

TAM NGUYÊN |

Chức vô địch Australian Open 2023 là danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp của Aryna Sabalenka.

Độc đáo nghi lễ Tế nữ quan trong ngày khai hội Đền Mẫu Âu Cơ

Tô Công |

Sáng 28.1 (mùng 7 tháng Giêng), tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống, tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ, tại đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa).

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Những lễ hội đầu Xuân Quý Mão 2023 đang thu hút đông đảo du khách

Hải Minh |

Vào dịp đầu Xuân năm mới, nhiều lễ hội diễn ra trên cả nước thu hút đông đảo du khách và người dân đến dự.

Việt Nam là đối tác đầy tiềm năng của EU về thương mại lâm sản, gỗ

Thanh Hà |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi tiếp Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (EP) Heidi Hautala ngày 7.1 tại Hà Nội.

Hướng tới kim ngạch 13 tỉ USD, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Ngọc Linh |

Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (TCCLN), mặc dù là ngành đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và triển khai thực hiện tái cơ cấu (TCC) và phải đối diện với bối cảnh quốc tế và trong nước với nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt, nhưng ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, tạo chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, hiệu quả hoạt động của ngành; thu nhập, đời sống người dân được nâng cao. 

“Dọn đường” để đón 12 - 13 tỉ USD từ xuất khẩu gỗ

Nguyễn Nam Phong |

Sau hơn 6 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) vào ngày 19.10.2018. Đây là Hiệp định thương mại có tính chất ràng buộc pháp lý nhằm cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp xuất khẩu (XK) từ Việt Nam sang thị trường Châu Âu (EU).