Thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỉ lệ thấp, nguyên nhân do đâu?

Nhóm PV |

Tiếp tục kỳ họp thứ 4, hôm nay (5.11), Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực thanh tra. Vấn đề liên quan tới ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin cho nhân dân được nhiều cử tri và Đại biểu Quốc hội quan tâm.

Tránh để tẩu tán tài sản

Những nỗ lực trong trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản và quyết tâm chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đã được quốc tế đánh giá rất cao.

Ngày 25.1.2022, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2021, theo đó Việt Nam được đánh giá đạt 39/100 điểm, đứng thứ 87 trong số 180 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, (tăng 3 điểm và tăng 17 bậc so với năm 2020).

Đây là là số liệu được được nêu trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác PCTN, TC.

Trước phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ hôm nay (5.11), vấn đề liên quan tới ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin cho nhân dân được nhiều cử tri và Đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế - cho rằng, thời gian qua, công tác PCTN,TC nhận được sự quan tâm của nhiều cử tri.

Trong đó, việc xử lý nghiêm và thu hồi tài sản do tham nhũng mà có cũng là nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều người.

“Thanh tra để làm rõ người, rõ việc, phát hiện các vi phạm có tác dụng rất lớn trong việc răn đe, giáo dục các tổ chức, cá nhân khác. Việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm góp phần rất lớn vào công tác PCTN” - đại biểu Sửu đánh giá.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo đại biểu Sửu, thời gian qua kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng của người dân.

Công tác thu hồi tài sản trong giai đoạn thi hành án hiệu quả chưa cao. Vẫn xảy ra tình trạng một số cán bộ thuộc cơ quan bảo vệ pháp luật lại có hành vi tham nhũng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đây là vấn đề nhiều cử tri quan tâm, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện tốt hơn để chống thất thoát tài sản do tham nhũng mà có.

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam)
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam)

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cũng thông tin, nhiều cử tri phản ánh các giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin cho nhân dân cũng rất cần những thông tin, trả lời từ Thanh tra Chính phủ. Đặc biệt lý giải những nguyên nhân vì sao tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn thấp.

Theo đại biểu Hạ, một trong những bài học thời gian tới trong công tác PCTN,TC đó là cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nhất là việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức.

Các lĩnh vực chuyên môn sâu, khép kín, bí mật, càng phải chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nhất là kiểm tra, giám sát từ bên ngoài.

Đồng thời đẩy mạnh việc cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”.

Vì sao thu hồi tài sản tham nhũng vẫn đạt tỉ lệ thấp?

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, 9 tháng đầu năm 2022, qua thanh tra phát hiện vi phạm về kinh tế 52.466,4 tỉ đồng, 8.240,8 ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi 15.964,3 tỉ đồng và 147,1 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 36.502,1 tỉ đồng, 8.093,7 ha đất.

Mặc dù kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước. Song việc thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp, là một trong những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta hiện nay.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ ra 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng của thu hồi tài sản tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp.

Thứ nhất là một số quy định của pháp luật về thu hồi tài sản còn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế, chế tài xử lý sau thanh tra để bảo đảm cho việc thu hồi tiền, tài sản theo kết luận thanh tra được hiệu quả.

Thứ hai là số tiền thu hồi rất lớn nhưng người phải thi hành án hoặc đối tượng thanh tra không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm có giá trị thấp; Có những trường hợp cố ý chây ì hoặc trốn tránh việc thực hiện, hoặc không có khả năng nộp lại khoản tiền bị cơ quan thi hành án và cơ quan thanh tra thu hồi.

Thứ ba, thời gian giải quyết các vụ án, vụ việc kéo dài, thời điểm xử lý vi phạm cách xa thời điểm có hành vi vi phạm dẫn đến tài sản dễ bị tẩu tán, che giấu.

Thứ tư, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc xử lý tài sản, làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án và xử lý sau thanh tra, nhất là các quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai, bất động sản, trái phiếu, chứng khoán ....

Thứ năm, có những trường hợp pháp lý của tài sản chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc xác định chủ sở hữu để thu hồi; trong một số vụ án, vụ việc vẫn xảy ra việc đối tượng bỏ trốn; việc phối hợp trong tương trợ tư pháp hình sự và thực hiện kết luận thanh tra gặp nhiều khó khăn.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Cử tri đánh giá cao việc mạnh tay xử lý cán bộ tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Cử tri bày tỏ sự đồng tình ủng hộ, đánh giá rất cao việc kiên quyết xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm trong thời gian gần đây. Đặc biệt là với những người giữ cương vị cao trong bộ máy ở cả trung ương lẫn địa phương như việc xử lý cựu Bộ trưởng Y tế, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Chủ tịch Hà Nội, cựu Bí thư Hải Dương...

Giám sát phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải làm thường xuyên, công khai

PHẠM ĐÔNG |

Về nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và được tiến hành toàn diện, công khai, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, dư luận quan tâm.

Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng tiêu cực làm việc với Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 24.9, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai để thông báo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực (gọi chung là nguồn tin về tội phạm) tại tỉnh Đồng Nai.

Trực tiếp U22 Việt Nam 1-1 Thái Lan, hiệp 2: Nhật Nam gỡ hoà

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan tại bảng B môn bóng đá nam SEA Games 32.

Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 ngày 11.5: Việt Nam đã có 58 huy chương vàng

Chi Trần |

Tính đến 20h30 ngày 11.5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành được 57 huy chương vàng tại SEA Games 32. 

Giờ thứ 9: Cái giá của sống ảo - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Kể từ khi mạng xã hội xuất hiện, chúng ta dường như sống nhanh hơn, đồng thời cũng phô trương cuộc sống của mình nhiều hơn trên mạng xã hội. Điều này bên cạnh mặt tích cực thì cũng xảy ra rất nhiều những biến cố nguy hại không thể lường trước.

Tin 20h: Cảnh sát khám nhà loạt giang hồ cộm cán ở Thanh Hóa

Nhóm PV |

Bản tin thời sự 20h ngày 11.5: Kiểm tra quán ăn bị phản ánh bán thùng bia hơn 900.000 đồng ở Bình Thuận; Khám xét nơi ở của loạt giang hồ cộm cán ở Thanh Hóa; Người muốn bồi thường gần 2.400 tỉ đồng thay Nguyễn Thái Luyện đã rút lui...

Tài chính thông minh: Vì sao đóng bảo hiểm lại không được trả quyền lợi?

Nhóm PV |

Tuy mức chi trả của bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ khác nhau nhưng lại tương đối giống nhau ở các nguyên nhân không chi trả quyền lợi bảo hiểm. Trong số Tài chính thông minh hôm nay, bà Nguyễn Thu Giang - Chuyên gia hoạch định Tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ chỉ ra 5 nguyên nhân chính.

Cử tri đánh giá cao việc mạnh tay xử lý cán bộ tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Cử tri bày tỏ sự đồng tình ủng hộ, đánh giá rất cao việc kiên quyết xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm trong thời gian gần đây. Đặc biệt là với những người giữ cương vị cao trong bộ máy ở cả trung ương lẫn địa phương như việc xử lý cựu Bộ trưởng Y tế, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Chủ tịch Hà Nội, cựu Bí thư Hải Dương...

Giám sát phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải làm thường xuyên, công khai

PHẠM ĐÔNG |

Về nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và được tiến hành toàn diện, công khai, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, dư luận quan tâm.

Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng tiêu cực làm việc với Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 24.9, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai để thông báo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực (gọi chung là nguồn tin về tội phạm) tại tỉnh Đồng Nai.