Thời hạn nộp hồ sơ tham gia đấu giá dài dẫn tới tình trạng sốt ảo, dìm giá

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Theo đại biểu Quốc hội, khi nộp hồ sơ thì có thể rất đông người nộp, “tạo cơn sốt thị trường ảo”, tuy nhiên khi nộp tiền đặt trước thì lại lác đác vài người nộp, gây nên tình trạng hồ sơ "ảo" khó kiểm soát, “dìm giá”.

Kẽ hở dẫn tới tình trạng hồ sơ ảo, dìm giá trong đấu giá

Sáng 28.11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Đóng góp ý kiến, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn Bắc Kạn) cho rằng, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ tham gia đấu giá (15 ngày trước ngày đấu giá) cho đến hết thời hạn nộp tiền đặt trước (1 ngày trước đấu giá) là một khoảng thời gian tương đối dài.

Theo đại biểu, quy định trên có thể dẫn đến việc người tham gia đấu giá thông đồng, thỏa thuận với nhau. Khi nộp hồ sơ thì có thể rất đông người nộp, “tạo cơn sốt thị trường ảo”.

Đặc biệt, theo bà Hồ Thị Kim Ngân, việc quy định thời hạn nộp tiền  trước cuộc đấu giá 1 ngày làm việc là thời gian quá sát, gấp. Điều này sẽ gây khó khăn cho tổ chức đấu giá cũng như đơn vị có tài sản và các đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị hồ sơ cho cuộc đấu giá đối với tài sản đông người đăng ký tham gia.

Để tránh việc mỗi trường hợp, mỗi loại tài sản lại quy định khác nhau, gây khó hiểu và khó áp dụng; đồng thời để hạn chế việc thông đồng, tình trạng “hồ sơ ảo”, bà Ngân đề nghị nghiên cứu, không chia quá nhiều trường hợp như dự thảo mà quy định theo hướng khác.

Cụ thể, tất cả các trường hợp đấu giá, không phụ thuộc loại tài sản, cứ nộp hồ sơ là nộp tiền đặt trước, trường hợp khi thẩm định, xét duyệt không đủ điều kiện thì sẽ được trả lại tiền đặt trước.

Bà Hồ Thị Kim Ngân đề nghị, thời hạn nộp hồ sơ và tiền đặt trước quy định khoảng thời gian hợp lý, thống nhất với nhau. Và cần thông báo cả người đủ và người không đủ điều kiện tham gia đấu giá, lý do không đủ điều kiện để những người đã nộp hồ sơ đều nắm được, đảm bảo công khai, khách quan.

Đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu. Ảnh: VPQH
Đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu. Ảnh: VPQH

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) cho biết, tình trạng người tham gia đấu giá không đủ năng lực tài chính đang phổ biến.

Trong Luật Đấu giá tài sản hiện hành, khoản 5 Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản không có quy định xác định nguồn lực tài chính của người tham gia đấu giá.

Việc này dẫn đến tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai, “đấu giá hộ” do không đủ nguồn lực tài chính, nhiều trường hợp "dựa hoàn toàn" vào ngân hàng bảo lãnh. Hay trường hợp bỏ cọc xảy ra không dễ thu tiền cọc. Hay trúng đấu giá xong triển khai dự án trì trệ…

"Đây là vấn đề rất nghiêm trọng đã xảy ra phổ biến, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất", đại biểu nhấn mạnh.

Trong thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, theo ông Trần Văn Khải, vướng mắc nhất hiện nay cũng là lỗ hổng pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính “vốn thực có” của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

Phạt 50% giá trị hợp đồng nếu bỏ cọc

Đại biểu Lê Tất Hiếu (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, nếu nâng tiền đặt trước lên quá 20% thì với nhiều tài sản giá trị lớn sẽ làm hạn chế người tham gia. Bởi trước khi nộp hồ sơ bản thân họ cũng chưa biết có trúng đấu giá hay không. Quy định như vậy sẽ không khả thi.

Đại biểu cũng thống nhất việc nên quy định chế tài phạt hợp đồng, nâng lên từ 30-50% với những người trúng đấu giá mà đơn phương hủy hợp đồng.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho rằng, hiện nay, trong hoạt động đấu giá còn những bất cập, tiêu cực như: Tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, khống chế giá; còn tình trạng thông đồng giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức bán đấu giá; quy định về áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến còn một số hạn chế, bất cập…

Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, không để sơ hở, bất cập để các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản; tiếp tục nghiên cứu, quy định chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá tài sản, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Bất thường khi giá trúng đấu giá cao hơn giá khởi điểm 204 lần

Cường Ngô - Trần Vương |

Thảo luận về Luật Đấu giá tài sản sáng 28.11, đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An - cho rằng, quy định mức tiền đặt trước từ 5 - 20% như hiện hành là phù hợp. Nếu nâng lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do giao dịch, giảm tính cạnh tranh, ít người tham gia đấu giá tài sản.

Đề xuất xử lý hình sự với người bỏ cọc, không thực hiện kết quả trúng đấu giá

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Để xử lý người trúng đấu giá rồi bỏ cọc, đại biểu Quốc hội đề nghị phạt vi phạm hành chính, tăng tiền đặt cọc so với quy định hiện hành, không cho các đối tượng này tham gia đấu giá lần sau, thậm chí là xử lý hình sự.

Chính thức thông qua mức giá khởi điểm để đấu giá số điện thoại đẹp

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Luật Viễn thông (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao di động được xác định bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá theo công bố của Tổng cục Thống kê tính cho 1 ngày.

“Mong ước kỷ niệm xưa” và dấu ấn nhạc phim của cố nhạc sĩ Xuân Phương

Anh Trang |

Trước khi qua đời, nhạc sĩ Xuân Phương giảng dạy tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và làm nhạc phim cho nhiều series truyền hình nổi tiếng do VFC sản xuất.

Nữ nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của Trương Mỹ Lan

Việt Dũng |

Đặng Phương Hoài Tâm - Trưởng Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được bà chủ Trương Mỹ Lan tin tưởng, giao quản lý, theo dõi các tài sản riêng lẻ của Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này.

Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục là công ty dược uy tín số 1 Việt Nam năm 2023

Tấn Ngọc |

Hai năm liên tiếp, Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh là đơn vị dẫn đầu các công ty dược uy tín Việt Nam, kết quả vừa được công bố ngày 28.11.

Việt Nam sẽ công bố sáng kiến, cam kết mới để ứng phó biến đổi khí hậu tại COP28

Thanh Hà |

Tại Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ COP28, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến công bố một số sáng kiến, cam kết mới của Việt Nam để cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với biến đổi khí hậu trong thời gian tới - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt cho hay.

Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên bị đề nghị kỷ luật

Hoài Luân |

Ban Cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 cùng nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên bị đề nghị kỷ luật.

Bất thường khi giá trúng đấu giá cao hơn giá khởi điểm 204 lần

Cường Ngô - Trần Vương |

Thảo luận về Luật Đấu giá tài sản sáng 28.11, đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An - cho rằng, quy định mức tiền đặt trước từ 5 - 20% như hiện hành là phù hợp. Nếu nâng lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do giao dịch, giảm tính cạnh tranh, ít người tham gia đấu giá tài sản.

Đề xuất xử lý hình sự với người bỏ cọc, không thực hiện kết quả trúng đấu giá

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Để xử lý người trúng đấu giá rồi bỏ cọc, đại biểu Quốc hội đề nghị phạt vi phạm hành chính, tăng tiền đặt cọc so với quy định hiện hành, không cho các đối tượng này tham gia đấu giá lần sau, thậm chí là xử lý hình sự.

Chính thức thông qua mức giá khởi điểm để đấu giá số điện thoại đẹp

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Luật Viễn thông (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao di động được xác định bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá theo công bố của Tổng cục Thống kê tính cho 1 ngày.