Thiết lập cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp để thu hút đầu tư

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG - T.VƯƠNG |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9, hôm nay (28.5), Quốc hội khóa XIV sẽ thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Vấn đề cơ chế chia sẻ giữa Nhà nước và doanh nghiệp về phần tăng, giảm doanh thu, nguyên tắc, cơ sở xác định mức rủi ro… hiện vẫn còn nhiều băn khoăn.

Chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan soạn thảo dự thảo luật này, đây là dự án luật thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư, doanh nhân. Do đó, mọi cơ chế, chính sách quy định tại luật phải thật rõ ràng để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, kinh doanh.

Trong Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, mặc dù nhiều ý kiến nhất trí cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, tuy nhiên vẫn còn băn khoăn về nguyên tắc chia sẻ, khi nào thì chia sẻ rủi ro, chia sẻ rủi ro ở mức nào và rủi ro nào Nhà nước phải chịu, rủi ro nào nhà đầu tư phải chịu, cơ sở xác định mức chia sẻ rủi ro 50%, 75%... Thậm chí có không ít ý kiến đề nghị chỉ thực hiện chia sẻ rủi ro khi doanh nghiệp PPP thua lỗ, mất vốn.

Do có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung này nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã phải thiết kế 2 phương án để Quốc hội lựa chọn. Theo đó, Phương án 1 khẳng định, không phải trong mọi trường hợp Nhà nước đều chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp khi doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu theo phương án tài chính.

Dự thảo Luật PPP thiết kế thêm phương án 2 về chia sẻ rủi ro. Theo đó, Nhà nước chia sẻ với doanh nghiệp 50% phần lỗ sau điểm hòa vốn và ngược lại, doanh nghiệp chia sẻ với Nhà nước 50% phần lãi tăng thêm sau điểm hòa vốn nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong mối quan hệ đối tác giữa Nhà nước và tư nhân.

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, đối với xác định nguồn chi trả cho cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu, Thường trực Ủy ban Kinh tế báo cáo 02 phương án: Phương án 1, Giữ như quy định của dự thảo Luật, sử dụng nguồn dự phòng vốn đầu tư công trung hạn để chi trả phần giảm doanh thu (khoản 4 Điều 75). Phương án 2, Sử dụng chi thường xuyên để chi trả phần giảm doanh thu, tương tự chi trả nợ ngân sách nhà nước (khoản 3 Điều 76).

Tạo cơ chế thuận lợi để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư

Ngày 27.5, trao đổi với phóng viên Lao Động, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, một trong những nội dung quan trọng của dự luật này là đưa ra cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.

Ông Sinh cho rằng, qua tổng kết thực tiễn 20 năm qua, Chính phủ và Quốc hội đều thấy rằng cần phải có cơ chế này. Đầu tiên, trong quá trình đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, thực ra vòng đời của một dự án rất dài, những công trình đường sá có thể vài chục năm. Nếu nhà nước bỏ vốn đầu tư thì có thể khó khăn về nguồn vốn. Thứ hai, nếu nhà nước bỏ vốn đầu tư thì những rủi ro sẽ thuộc về nhà nước.

“Tư nhân đầu tư thì rủi ro vẫn xảy ra, có thể do Nhà nước điều chỉnh chính sách pháp luật, thay đổi quy hoạch. Vậy trong trường hợp đó thì phải công bằng, Nhà nước phải chia sẻ rủi ro với tư nhân, tạo cơ chế thuận lợi để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư” - ông Sinh nhấn mạnh.

Ông Sinh cho rằng có rất nhiều cách để chia sẻ rủi ro. Trong dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) hiện nay đưa ra hai phương án.

Ở phương án thứ nhất đang được nhiều nước áp dụng, đó là chia sẻ rủi ro về doanh thu. Ông Sinh lấy ví dụ khi làm một con đường, nhà đầu tư sẽ phải đặt ra lưu lượng xe nhất định và mức giá vé nhất định để tính được doanh thu nhất định. Trong trường hợp rủi ro về chính sách, về quy hoạch, thì doanh số đạt được dưới 100%, dự kiến lùi đến 75% thì nhà đầu tư chấp nhận rủi ro. Nếu dưới 75% thì nhà nước sẽ chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư.

Trong trường hợp doanh thu cao hơn doanh thu đưa ra trong phương án tài chính, đạt đến 125% thì nhà đầu tư được hưởng. Còn nếu vượt 125% thì nhà đầu tư phải chia lại phần trăm vượt đó cho nhà nước.

Phương án 2 trong dự thảo là Nhà nước chia sẻ với doanh nghiệp việc lỗ lãi của dự án. Điểm để tính lỗ lãi là điểm hòa vốn. Trong phương án tài chính nếu doanh thu đạt đến điểm hòa vốn và có lãi thì doanh nghiệp chia 50% lãi cho nhà nước, nếu không đạt đến điểm hòa vốn thì Nhà nước bù đắp 50% cho doanh nghiệp.

“Theo tôi, phương án thứ hai này rất phức tạp. Bởi việc xác định lỗ lãi của một dự án phụ  thuộc vào rất nhiều yếu tố. Như rủi ro xảy ra thuộc về trách nhiệm của ai, Nhà nước hay nhà đầu tư. Phân định trách nhiệm rất khó khăn, nếu không có cơ quan kiểm toán đứng ra làm trung gian thì rất khó xác định. Mỗi năm đều phải kiểm toán cũng rất phức tạp.

Tôi ủng hộ phương án thứ nhất, nhưng nên để biên độ 15% là vừa. Ví dụ, doanh số đạt đến 85% thì nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm, còn nếu thấp hơn 85% thì nhà nước sẽ bù lỗ cho nhà đầu tư 50% phần hụt đó. Còn nếu doanh số đạt đến 115% trở lên thì doanh nghiệp chia lại doanh số vượt cho nhà nước”- ông Sinh phân tích.

Dự thảo luật thiết kế “cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu” mà thông qua cơ chế này, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được chia sẻ một phần rủi ro khi dự án hụt thu trong thực tế. Bên cạnh đó, cho phép Chính phủ được nhận lại phần chia sẻ khi dự án tăng thu.


C.NGUYÊN - Đ.CHUNG - T.VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Thu hút đầu tư PPP: Không có chính sách chia sẻ rủi ro sẽ khó tạo sức hút

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nếu không có chế định chia sẻ rủi ro thì khó tạo sức hút, tạo động lực, thu hút đầu tư.

Băn khoăn về cơ chế "chia sẻ rủi ro" với doanh nghiệp khi dự án bị hụt thu

Vương Trần |

Nhiều ý kiến băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro của nhà nước với doanh nghiệp khi dự án hụt thu trong dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Nhà nước chia sẻ rủi ro doanh thu với nhà đầu tư PPP: Tiền ở đâu?

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Với dự án hợp tác công tư, trường hợp dự án hụt thu, Nhà nước sẽ bù tới 50% phần hụt. Đây là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của đại biểu trong buổi thảo luận tại hội trường ngày 19.11 về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Thu hút đầu tư PPP: Không có chính sách chia sẻ rủi ro sẽ khó tạo sức hút

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nếu không có chế định chia sẻ rủi ro thì khó tạo sức hút, tạo động lực, thu hút đầu tư.

Băn khoăn về cơ chế "chia sẻ rủi ro" với doanh nghiệp khi dự án bị hụt thu

Vương Trần |

Nhiều ý kiến băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro của nhà nước với doanh nghiệp khi dự án hụt thu trong dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Nhà nước chia sẻ rủi ro doanh thu với nhà đầu tư PPP: Tiền ở đâu?

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Với dự án hợp tác công tư, trường hợp dự án hụt thu, Nhà nước sẽ bù tới 50% phần hụt. Đây là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của đại biểu trong buổi thảo luận tại hội trường ngày 19.11 về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư.