Thay đổi mô hình chống dịch, “kéo” lao động trở lại sản xuất

Phạm Đông |

Ngày 27.9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đồng chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế-xã hội, với sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước. Các gói hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp; tạo hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế là các chủ đề “nóng” được nhiều chuyên gia tham vấn. Vấn đề lao động trở thành “đại sự” cho cả trước mắt và lâu dài.

Vấn đề lao động trở thành “đại sự cho cả trước mắt và lâu dài”

Theo ông Terence Jones, Quyền Trưởng Đại diện Thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, Việt Nam đã áp dụng hai biện pháp tài khóa kể từ đầu đại dịch. Nghị quyết số 42/NQ-CP về hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được ban hành vào tháng 4.2020 với gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng để hỗ trợ 20 triệu công nhân bị mất việc làm do đại dịch. Một gói hỗ trợ mới trị giá 26.000 tỉ đồng đã được công bố vào ngày 1.7.2021 để giúp những người lao động bị ảnh hưởng bởi phong tỏa và giãn cách xã hội trong đợt bùng phát dịch gần nhất (Nghị quyết số 68/NQ-CP).

“Để đạt được đồng thời mục tiêu kép là hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và kích thích tăng trưởng kinh tế thì cần phải triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt càng nhanh càng tốt” - ông Terence Jones nêu ý kiến.

Ông Terence Jones đề xuất Chính phủ có thể triển khai ngay gói trợ cấp tiền mặt với quy mô tương đương 5% GDP một quý, tương đương khoảng 77.000 tỉ đồng. Số tiền này nên được giải ngân ngay trong những tháng cuối năm. Số tiền này sẽ tạo ra “hiệu ứng cấp số nhân” tới việc gia tăng tiêu dùng lớn hơn. Gói trợ cấp 77.000 tỉ đồng sẽ có tác động lớn đến tổng tiêu dùng tư nhân và tổng sản lượng kinh tế.

“Gói này vừa trợ giúp các các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vừa kích thích tăng trưởng kinh tế” - ông nhấn mạnh đến mục đích của việc hỗ trợ tiền mặt.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình chống dịch, TS Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - cho biết, chúng ta đã áp đặt mô hình “zero COVID” quá dài, phong toả cứng đất nước. Thực chất phong toả cứng và rộng chỉ được 7 ngày, cùng lắm là 10 ngày. Chúng ta không thể phong toả cứng đất nước gần nửa năm trời. Theo ông, bây giờ quan trọng nhất để phục hồi kinh tế là chuyển đổi mô hình chống dịch. Tuy nhiên, có một “vòng kim cô” rất lớn cho các lãnh đạo đứng đầu các địa phương vì áp đặt nếu để bùng phát dịch bệnh, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

“Nhưng như vậy người ta khoá cứng địa phương thôi. Địa phương nào chỉ cần có một, hai ca dịch là người ta “khoá cứng”. Như vậy sẽ đổ vỡ hết toàn bộ chuỗi lưu thông của đất nước. Tôi cho rằng, phân cấp, phân quyền là quan trọng, nhưng ở thời điểm này, phải cần mệnh lệnh từ Trung ương. Còn mỗi tỉnh mỗi kiểu, tỉnh đòi loại giấy này, tỉnh đòi loại giấy khác; tỉnh cho qua, tỉnh không thì làm sao kinh tế không đổ vỡ được” - ông Dũng khuyến nghị.

Theo ông Dũng, thống kê gần đây cho thấy, có khoảng 29,3 triệu người không có việc làm. Khi chợ truyền thống đóng cửa, nhiều người dân buộc phải đi siêu thị để mua các nhu yếu phẩm. Người nghèo sẽ lại càng khó khăn. Bên cạnh đó, khi chợ truyền thống đóng cửa cũng kéo theo việc những người sản xuất nhỏ lẻ không thể tiếp cận được siêu thị. Do đó, nếu chuyển đổi mô hình chống dịch thì chúng ta phải mở cửa chợ truyền thống, chợ đầu mối trước vì hàng triệu người  phụ thuộc vào đó. Không chỉ là người mua mà cả người bán.

Về vấn đề việc làm, ông Nguyễn Sỹ Dũng nêu rõ, nghịch lý lao động hiện nay là nơi thiếu cứ thiếu, nơi thừa cứ thừa. Ở các khu công nghiệp TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai người ta phải chạy về, chưa biết bao giờ trở lại. Trong khi, chuỗi cung ứng toàn cầu không thể đứt gãy. Trong khi cầu của thế giới đang quay lại, nếu không có chính sách để lôi kéo lao động trở lại sẽ khiến sản xuất của chúng ta gặp nhiều khó khăn.

Bàn thêm về giải pháp chuyển đổi mô hình chống dịch, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đề xuất Chính phủ cần tăng cường chi tiêu tài khóa nhiều hơn nữa. “Gói hỗ trợ cho phục hồi 2 năm tới thứ nhất là vượt khó, thứ 2 là bắt nhịp đà phục hồi của thế giới, và thứ 3 là nắm bắt xu hướng lớn của thế giới như tiêu dùng, lối sống và cuộc Cách mạng 4.0, năng lượng tái tạo” - ông Thành lưu ý.

Hiện nay, theo ông Thành, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp (đặc biệt ở khu vực phía Nam) là họ đang rất băn khoăn với mô hình, khuôn khổ chống dịch của Chính phủ để có thể chủ động quay lại sản xuất. Đối với vấn đề lao động, thực sự đang trở thành “đại sự cho cả nước mắt và lâu dài”. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ ít nhất phải mất 2 năm mới thu hút được lao động quay lại. Cuối cùng là vấn đề cạn kiệt dòng tiền, doanh nghiệp cần phải được hỗ trợ bằng gói tài khóa, hỗ trợ lãi suất.

Kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam

Ông Jacques Morisset - đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - cho rằng, để đi vào trạng thái bình thường mới, chuyên gia của WB cho rằng cần rút ra các bài học kinh nghiệm. Theo đánh giá, tốc độ phục hồi phụ thuộc rất lớn với quy mô của các chương trình tiêm chủng, mặc dù xét nghiệm vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn chặn đại dịch. Dự báo, các quốc gia có chương trình tiêm chủng tích cực hơn dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nhanh hơn vào năm 2021, gắn với tăng cường xét nghiệm hằng ngày.

Ông Jacques Morisset cũng khuyến nghị việc quản lý hạn chế di chuyển cần thông minh hơn, trên cơ sở giám sát chặt chẽ và chia sẻ thông tin để điều chỉnh các biện pháp hạn chế di chuyển, đơn giản hóa và điều phối các quy trình. Để ổn định kinh tế vĩ mô, cần hướng sang chính sách tài khóa nhiều hơn và thực hiện chính sách tiền tệ ít hơn. Bởi theo đánh giá của WB, chính sách tài khóa là công cụ mà Chính phủ chưa sử dụng nhiều, nhưng lại có thể giúp kích cầu trong ngắn hạn và cung trong dài hạn, trong khi dư địa tài khóa trong hiện tại và ngắn hạn đều có thể thực hiện.

Trong khi đó, về các chính sách tiền tệ, WB đánh giá Chính phủ sử dụng công cụ này nhiều hơn để hỗ trợ tạm thời cho doanh nghiệp, nhưng tương đối kém hiệu quả và có thể tăng rủi ro cho tài chính do nợ xấu tăng cao, thiếu minh bạch trong những gói giải cứu. Với các chương trình trợ giúp xã hội, WB khuyến nghị cần hiệu quả hơn để giảm bớt gánh nặng kinh tế, trong đó Việt Nam cần tăng cường khả năng phục hồi thông qua một hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa y tế và kinh tế - xã hội trong phòng chống dịch

Phát biểu tại tọa đàm tham vấn kinh tế - xã hội ngày 27.9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tóm lược các quan điểm được đưa ra thông qua buổi tọa đàm. Trong đó thích ứng với COVID-19 là sử dụng tổng hợp các chính sách, phương thức, cách làm, biện pháp phù hợp trên cơ sở chủ động, khoa học, sáng tạo... tạo hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế. “Dịch bệnh còn có thể kéo dài, các chính sách biện pháp phòng, chống dịch và thích ứng thì cần tính đến tác động lâu dài, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa y tế và kinh tế - xã hội. Trong đó cần nhấn mạnh y tế là trụ cột, khoa học công nghệ là then chốt, kinh tế là nền tảng, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội là trọng yếu và thường xuyên... Huy động nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả; tính đến trước mắt và lâu dài. Kiên định bảo vệ sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, cần tranh thủ tối đa việc thích ứng để làm động lực để hoàn thiện thể chế; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững, bao trùm, chuyển đổi mạnh sang số hóa. P.Đ

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia khuyến nghị 3 giai đoạn phục hồi kinh tế trong và sau dịch

Phạm Đông |

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 6 khuyến nghị chính sách cần sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 với 3 giai đoạn.

Các địa phương khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương và doanh nghiệp sớm có kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Tiêm chủng không đồng đều đe dọa phục hồi kinh tế toàn cầu

Hà Liên |

Các tổ chức kinh tế, tài chính lớn trên thế giới cảnh báo, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và khu vực ở trong trạng thái bấp bênh, không ổn định cho tới khi việc tiêm vaccine COVID-19 được triển khai đồng bộ trên toàn thế giới.

Đồng Nai thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội từ ngày 20.9

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 15.9, UBND tỉnh Đồng Nai đã chính thức ban hành kế hoạch từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 0h ngày 20.9.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Chuyên gia khuyến nghị 3 giai đoạn phục hồi kinh tế trong và sau dịch

Phạm Đông |

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 6 khuyến nghị chính sách cần sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 với 3 giai đoạn.

Các địa phương khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương và doanh nghiệp sớm có kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Tiêm chủng không đồng đều đe dọa phục hồi kinh tế toàn cầu

Hà Liên |

Các tổ chức kinh tế, tài chính lớn trên thế giới cảnh báo, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và khu vực ở trong trạng thái bấp bênh, không ổn định cho tới khi việc tiêm vaccine COVID-19 được triển khai đồng bộ trên toàn thế giới.

Đồng Nai thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội từ ngày 20.9

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 15.9, UBND tỉnh Đồng Nai đã chính thức ban hành kế hoạch từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 0h ngày 20.9.