Thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản là thành công của Chính phủ Việt Nam

THEO CHINHPHU.VN |

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh điều này khi chủ trì buổi làm việc, tọa đàm với tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở rộng đầu tư vào Việt Nam vào chiều 7.9.

Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yamada Takio, các tổ chức kinh tế của Nhật Bản như JCCI (Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam), JETRO (Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản), JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), 30 doanh nghiệp Nhật Bản.

Phát biểu mở đầu cuộc đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ, “chúng tôi luôn đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản và những đóng góp to lớn của ngài Abe Shinzo cho phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trong thời gian qua”. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã đạt nhiều thành tựu, sự tin cậy giữa hai nước ngày càng sâu sắc.

Trong bối cảnh tác động tiêu cực của COVID-19, Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản đã kịp thời đưa ra quyết sách hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài và bày tỏ vui mừng khi được biết trong số 30 doanh nghiệp Nhật Bản nhận được hỗ trợ đợt đầu của Chính phủ Nhật Bản thì có đến 15 doanh nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Đây cũng là niềm vui, sự động viên để Việt Nam tự tin tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành công, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.

Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, là những nhà đầu tư nghiêm túc, có trách nhiệm, làm ăn kinh doanh có hiệu quả, đóng góp vào ngân sách, chú trọng bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống người lao động, Thủ tướng nói. Doanh nghiệp Nhật Bản giữ chữ tín, điều rất quan trọng trong làm ăn kinh doanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ trao MOU giữa Cục Đầu tư nước ngoài và Jetro Việt Nam - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ trao MOU giữa Cục Đầu tư nước ngoài và Jetro Việt Nam - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio cho rằng, trong 20 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng vô cùng nhanh chóng và cũng khẳng định vị thế của mình ở trên trường quốc tế. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ngày càng trở nên sâu sắc hơn và đặc biệt cuộc điện đàm giữa Thủ tướng hai nước trong tháng này đã minh chứng cho mối quan hệ tin cậy mật thiết ở cấp cao. Đây chính là tài sản vô cùng quý báu trong quan hệ giữa hai nước.

“Có thể nói, các nhà đầu tư trên thế giới, trong đó các doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm nhiều đến Việt Nam, một nơi đầu tư trong điều kiện bình thường mới hậu COVID-19”, Đại sứ cho biết.

Theo khảo sát của JETRO vừa qua, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ đang xem xét chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam. “Chúng tôi kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ nắm được cơ hội này, sẽ trở thành một nước cường thịnh hơn trong thời gian tới”, Đại sứ nói và nêu một số đề xuất. Đó là mở lại việc đi lại giữa hai nước, cải thiện việc giải ngân cho các dự án đầu tư công hiện nay, thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nâng cao xếp hạng tín dụng của Việt Nam.

Về việc Nhật Bản đưa ra gói ngân sách khoảng 2,3 tỉ USD nhằm thúc đẩy việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản, Đại sứ cho biết, đã tiến hành lựa chọn lần thứ nhất, với 30 doanh nghiệp và trong đó, có 15 doanh nghiệp có mặt ở đây hôm nay, đều là những doanh nghiệp có liên quan đến Việt Nam.

Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.

Đại diện JCCI, hiệp hội có 1.950 doanh nghiệp thành viên, bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quan tâm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

JCCI mong muốn Chính phủ Việt Nam xem xét mở rộng hơn nữa cơ chế ưu đãi cho các công nghệ tiên tiến cũng như các doanh nghiệp mở rộng đầu tư với quy mô lớn, xây dựng cơ chế ưu đãi cho một chuỗi sản xuất chứ không chỉ cho một doanh nghiệp.

Ghi nhận và trả lời các vấn đề doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền, không được để chậm trễ. Thủ tướng khẳng định tạo mọi điều kiện để việc mở rộng đầu tư của 15 doanh nghiệp Nhật Bản trong đợt đầu tiên được triển khai thuận lợi nhất cũng như chuẩn bị tốt hơn nữa cho các đợt đầu tư tiếp theo.

“Chúng tôi sẽ duy trì các cuộc gặp gỡ trực tiếp tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư, từ hải quan đến thuế, đất đai, môi trường, lao động, thủ tục hành chính…”. “Khó khăn đến đâu, chúng ta kịp thời tháo gỡ đến đó”, Thủ tướng nói. Coi thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản là thành công của Chính phủ Việt Nam. “Thủ tướng sẵn sàng gặp các bạn để tháo gỡ khi cần thiết”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến Lễ trao MOU giữa Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Jetro Việt Nam.

THEO CHINHPHU.VN
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Đối với dự án căn cước công dân, ngày 3.9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Thủ tướng: Chính sách hỗ trợ người lao động là việc xã hội rất mong

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận về các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ người lao động, “đây là việc xã hội rất mong”.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8

Vương Trần |

Hôm nay (4.9), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8.2020.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Đối với dự án căn cước công dân, ngày 3.9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Thủ tướng: Chính sách hỗ trợ người lao động là việc xã hội rất mong

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận về các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ người lao động, “đây là việc xã hội rất mong”.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8

Vương Trần |

Hôm nay (4.9), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8.2020.