Tháng 6.2024, 100% các bộ, ngành ban hành kế hoạch thu hút, trọng dụng nhân tài

Vương Trần |

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là khuyến khích và phát hiện, tiến cử nhân tài.

Thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước

Ngày 1.8, Văn phòng Chính phủ vừa có thông tin, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách, giải pháp mạnh, đột phá để thu hút và trọng dụng nhân tài (cả trong và ngoài nước) đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn như: Khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa; khoa học xã hội; y tế; thông tin và truyền thông, chuyển đổi số...

Mục tiêu cụ thể đến hết tháng 6.2024, đạt 100% các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch thu hút, trọng dụng nhân tài phù hợp với Chiến lược quốc gia và yêu cầu thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế.

Năm 2025 thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước khoảng 10% so với tổng số tuyển dụng mới.

Mục tiêu đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, duy trì tỷ lệ nhân tài thu hút vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước không dưới 20% so với tổng số các trường hợp tuyển dụng mới hàng năm.

Phấn đấu đạt 100% nhân tài (được công nhận) tiếp tục ở lại làm việc sau 5 năm được thu hút và trọng dụng làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; tỷ lệ nhân tài được đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đạt 30% vào năm 2025; đạt 60% vào năm 2030 để tiến tới đạt 100% vào năm 2050.

Khuyến khích và phát hiện, tiến cử nhân tài

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là khuyến khích và phát hiện, tiến cử nhân tài.

Cụ thể, việc tìm kiếm nhân tài nhằm phát hiện người có phẩm chất đạo đức, lối sống chuẩn mực; có khát vọng cống hiến, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân; có trình độ, năng lực sáng tạo vượt trội; có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt tạo nên sự tiến bộ, phát triển của một lĩnh vực, một ngành, của địa phương hoặc đất nước được tiến hành trong các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội và tập trung vào bốn nhóm sau:

Học sinh, sinh viên có thành tích học tập, tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc, có tố chất, năng khiếu nổi trội từ các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Những người có học vị, học hàm thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư, có các công trình nghiên cứu được công nhận và ứng dụng hiệu quả cao vào đời sống thực tiễn.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có năng lực nổi trội, luôn hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ, công vụ.

Những người có trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc ở các lĩnh vực, khu vực, địa bàn khác kể cả trong và ngoài nước.

Khuyến khích, đề cao trách nhiệm của người giới thiệu, tiến cử nhân tài; bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong giới thiệu, tiến cử, công nhận nhân tài.

Phát huy vai trò và trách nhiệm phát hiện, giới thiệu, tiến cử nhân tài của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực phối hợp với các cơ sở giáo dục - đào tạo để sớm phát hiện tài năng trẻ là học sinh, sinh viên.

Nâng cao chất lượng, tạo đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài

Nhiệm vụ và giải pháp khác của Chiến lược là nâng cao chất lượng, tạo đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

Cụ thể, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển tối đa năng lực, phát triển những năng khiếu chuyên biệt, năng lực nổi bật của nhân tài.

Nâng cao năng lực bồi dưỡng nhân tài của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Phát triển mạnh một vài đại học điểm của Việt Nam thành trường hàng đầu khu vực.

Tập hợp, phát triển đội ngũ giảng viên tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là các chuyên gia, nhà giáo dục, khoa học, lãnh đạo, quản lý, kinh doanh đầu ngành, có trình độ, kinh nghiệm, uy tín cao ở trong và ngoài nước; chú trọng mời đội ngũ giáo sư, chuyên gia đầu ngành gốc Việt trở về làm việc, tham gia giảng dạy tại Việt Nam. Có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục ngoài công lập tham gia vào nghiên cứu, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Xây dựng chương trình, kế hoạch hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài có uy tín cao trên thế giới để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài theo nhu cầu và các chuẩn mực của khu vực, quốc tế.

Tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện học tập, nghiên cứu, môi trường cọ sát, thử thách, rèn luyện để các tài năng trẻ là học sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc có cơ hội phát huy năng lực, sở trường.

Tăng cường năng lực cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học xã hội và các lĩnh vực trọng điểm khác thông qua đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Tạo đột phá để đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tạo môi trường pháp lý, không gian để các trường đại học quốc gia phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển, hội nhập ngang tầm quốc tế, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước.

Muốn có nhân tài, phải có môi trường tốt để họ cống hiến

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong khoa học công nghệ phải có nhân tài, nhưng muốn có nhân tài thì phải có môi trường tốt để họ cống hiến.

Vinh quang Việt Nam 2023: Chặng đường đào tạo nhân tài không có bệnh thành tích

Ánh Vân |

Vinh quang Việt Nam 2023 - Với gần 300 danh hiệu, huy chương Olympic - một thành tựu mà không phải ngôi trường nào cũng có được - nhưng với thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đó chưa bao giờ là mục tiêu mà nhà trường hướng đến.

Cảnh báo bẫy lừa đảo việc làm thời vụ tại Hàn Quốc

LƯƠNG HẠNH |

Nhận được nhiều thông tin phản ánh của người lao động về việc bị môi giới lừa đảo đưa sang Hàn Quốc làm việc thời vụ, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có cảnh báo về tình trạng này.

Tuyển nữ Brazil bị loại ở World Cup 2023

TAM NGUYÊN |

Lần đầu tiên kể từ năm 1995, tuyển nữ Brazil rời World Cup ngay sau vòng bảng.

Xuất hiện khiếu nại ở gói thầu hệ thống chiếu sáng sân vận động Nha Trang

Hữu Long |

Liên quan tới gói thầu mua sắm và lắp đặt hệ thống chiếu sáng sân vận động 19/8 Nha Trang, chủ đầu tư đang bị nhà thầu tố cáo là chèn ép và có dấu hiệu thông thầu... Trong khi đó, chủ đầu tư giải thích rằng việc yêu cầu bổ sung hồ sơ mời thầu là phù hợp và có một hội đồng chấm thầu để giám sát.

Khán giả tiếp tục đề nghị tước vương miện của Hoa hậu Ý Nhi sau phát ngôn về vua Quang Trung

Chí Long |

Phát ngôn của Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi liên quan đến vua Quang Trung và thi sĩ Hàn Mặc Tử tiếp tục bị chỉ trích từ dư luận.

Tin 20h: Dự báo hiện tượng thời tiết nguy hiểm trong tháng 8

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Dự báo hiện tượng thời tiết nguy hiểm trong tháng 8; "Không nên xem công việc lái xe ôm công nghệ là nghề ổn định, lâu dài"; Tua công tơ mét xe cũ: Bật mí giải pháp tránh mua phải xe kém chất lượng...

Tạo đột phá để đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tạo môi trường pháp lý, không gian để các trường đại học quốc gia phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển, hội nhập ngang tầm quốc tế, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước.

Muốn có nhân tài, phải có môi trường tốt để họ cống hiến

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong khoa học công nghệ phải có nhân tài, nhưng muốn có nhân tài thì phải có môi trường tốt để họ cống hiến.

Vinh quang Việt Nam 2023: Chặng đường đào tạo nhân tài không có bệnh thành tích

Ánh Vân |

Vinh quang Việt Nam 2023 - Với gần 300 danh hiệu, huy chương Olympic - một thành tựu mà không phải ngôi trường nào cũng có được - nhưng với thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đó chưa bao giờ là mục tiêu mà nhà trường hướng đến.