Thận trọng, công phu trong soạn thảo Luật Đầu tư công sửa đổi

Hải Anh |

Sáng 23.7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về tiến độ xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Đầu tư công đã rất thận trọng, công phu, thực hiện theo đúng quy trình trong xây dựng, bảo đảm các yêu cầu đề ra.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xin ý kiến và triển khai tổng hợp ý kiến của 87 cơ quan trung ương và địa phương với 597 ý kiến, trong đó có 329 ý kiến liên quan đến Luật Đầu tư công.

Sau khi tổng hợp ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai nghiên cứu, tiếp thu 276 ý kiến, đạt 83,89% tổng số ý kiến liên quan đến Luật; giải trình 24 ý kiến, bằng 7,29%; không tiếp thu 29 ý kiến, bằng 8,81%.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã cho các ý kiến cụ thể đối với các nhóm vấn đề lớn của dự án Luật liên quan đến giải thích từ ngữ; phân loại dự án, lĩnh vực đầu tư công; bổ sung lĩnh vực đầu tư công; trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư...

Ngoài ra, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư; tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia; phân loại kế hoạch đầu tư công; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công; thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công... cũng được Phó Thủ tướng đưa ra các ý kiến cụ thể. 

Phó Thủ tướng đề nghị, cơ quan quan chủ trì soạn thảo dự án Luật tiếp thu các ý kiến phát biểu tại cuộc họp cũng như phối hợp với các cơ quan hữu quan để bổ sung, hoàn thiện dự án Luật theo đúng yêu cầu về tiến độ và chất lượng. 

Trong đó, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ dự án luật, xem xét và xử lý kiến nghị về việc cho phép đổi tên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công thành dự án Luật đầu tư công (sửa đổi) sau đó trình Chính phủ xem xét, quyết định trước khi trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình ra Quốc hội vào kỳ họp thứ 6 tới.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công hiện được xây dựng với bố cục gồm 6 chương, 106 điều quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Sửa đổi Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học: Phải dẹp “loạn” học giả bằng thật

HUYÊN NGUYỄN |

Bạo lực học đường, không chú trọng dạy đạo đức cho học sinh, quá tải chương trình, học giả bằng thật, sinh viên không đủ điều kiện vẫn được ra trường… là những hiện tượng cho thấy giáo dục đang rất “có vấn đề”. Vì thế, Luật Giáo dục đại học (GDĐH) và Luật Giáo dục sửa đổi cần phải thay đổi một cách toàn diện, tránh làm nửa vời.

Dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân: Ngành thuế chọn việc dễ cho mình?

Nguyễn Hùng |

Dư luận cho rằng, Dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, đang được đưa ra lấy ý kiến, không chỉ có nhiều điểm bất hợp lý mà còn cho thấy ngành thuế dường như chỉ chọn việc dễ cho mình. 

Cần khẩn trương xóa bỏ các rào cản trong Luật đầu tư công

Bình Minh |

Trong thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, quy định lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020) ở các cấp quốc gia, bộ, ngành trung ương và địa phương được coi là cải cách lớn nhất. Theo các chuyên gia, quy định này sẽ khắc phục tồn tại của việc tách biệt trong quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, vốn có xu hướng đầu tư công quá mức và dàn trải, thực hiện đầu tư công không gắn kết với khả năng ngân sách; từng bước khắc phục tình trạng chuẩn bị đầu tư sơ sài, kém chất lượng. Tuy nhiên, kiểu “cắt dán” các điều kiện từ thông tư lên nghị định đang khiến doanh nghiệp không còn quá mong chờ vào ngày 1/7/2016 - thời điểm hang loạt thông tư, nghị định sẽ hết hiệu lực.

Cận cảnh Ga Kép Bắc Giang trong ngày đầu xuất hàng quốc tế đi Trung Quốc

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Chuyến hàng quốc tế đầu tiên xuất phát từ ga Kép (Lạng Giang, Bắc Giang), kéo theo 15 toa container hàng hóa với khối lượng 850 tấn, chủ yếu là mặt hàng điện tử xuất sang Trung Quốc.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Trấn Thành bán vé bằng thương hiệu ngôi sao

Nhóm Pv |

Trong cuộc trò chuyện với Lao Động ở Cà phê chiều thứ 7, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cho rằng, phim "Nhà bà Nữ" đạt được doanh thu khủng là do hợp với thị hiếu số đông, và cộng thêm thương hiệu ngôi sao của Trấn Thành.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Sửa đổi Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học: Phải dẹp “loạn” học giả bằng thật

HUYÊN NGUYỄN |

Bạo lực học đường, không chú trọng dạy đạo đức cho học sinh, quá tải chương trình, học giả bằng thật, sinh viên không đủ điều kiện vẫn được ra trường… là những hiện tượng cho thấy giáo dục đang rất “có vấn đề”. Vì thế, Luật Giáo dục đại học (GDĐH) và Luật Giáo dục sửa đổi cần phải thay đổi một cách toàn diện, tránh làm nửa vời.

Dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân: Ngành thuế chọn việc dễ cho mình?

Nguyễn Hùng |

Dư luận cho rằng, Dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, đang được đưa ra lấy ý kiến, không chỉ có nhiều điểm bất hợp lý mà còn cho thấy ngành thuế dường như chỉ chọn việc dễ cho mình. 

Cần khẩn trương xóa bỏ các rào cản trong Luật đầu tư công

Bình Minh |

Trong thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, quy định lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020) ở các cấp quốc gia, bộ, ngành trung ương và địa phương được coi là cải cách lớn nhất. Theo các chuyên gia, quy định này sẽ khắc phục tồn tại của việc tách biệt trong quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, vốn có xu hướng đầu tư công quá mức và dàn trải, thực hiện đầu tư công không gắn kết với khả năng ngân sách; từng bước khắc phục tình trạng chuẩn bị đầu tư sơ sài, kém chất lượng. Tuy nhiên, kiểu “cắt dán” các điều kiện từ thông tư lên nghị định đang khiến doanh nghiệp không còn quá mong chờ vào ngày 1/7/2016 - thời điểm hang loạt thông tư, nghị định sẽ hết hiệu lực.