“Tham nhũng vặt” làm xấu đi hình ảnh đất nước

HUYÊN NGUYỄN - GIANG LINH |

Tại phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc (“tham nhũng vặt”), kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước những cán bộ hư hỏng, tham nhũng. Chỉ đạo này đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ người dân bởi “tham nhũng vặt” đã trở thành một thói quen, gây thiệt hại nghiêm trọng và làm xấu đi hình ảnh đất nước.

Tổng thiệt hại không thể đo đếm

Bàn về vấn đề này, GS-TS Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội khóa XIV - cho rằng: Thực tiễn này không phải bây giờ mới nói đến mà đã nhiều năm nay. Chính nạn “tham nhũng vặt” này, sự nhũng nhiễu này đã làm xấu đi hình ảnh của đất nước chúng ta trên tất cả lĩnh vực của xã hội. “Đây sẽ là cuộc chiến cam go. Tổng thiệt hại xã hội cho tệ nạn này không thể đo đếm được, đó là những thiệt hại vô cùng lớn. Trong bệnh viện làm hại cho bệnh nhân, trong trường học thì làm hại cho học sinh, phụ huynh, đường sá giao thông thì hại người tham gia giao thông, trong xây dựng thì làm hại cho cả xã hội. Nhưng nghiêm trọng không chỉ đo đếm bằng vật chất, mà tổn hại về mặt cơ hội. Họ đi làm thủ tục để thành lập Cty, nhưng bị nhũng nhiễu, om 6 tháng, 1 năm, thì doanh nghiệp còn đâu tiền để mà làm nữa? Tiền của doanh nghiệp còn phải làm việc khác chứ” - GS Trí bày tỏ.

GS Nguyễn Anh Trí cũng thẳng thắn chỉ rõ tổn hại lớn nhất làm mất lòng tin của nhân dân với chính quyền, với Đảng. Một ngày người dân làm rất nhiều công việc đụng chạm đến bệnh viện, trường học, hành chính, giao thông, xây dựng nhưng ở đâu cũng có tiêu cực, có tham nhũng vặt thì làm sao mà chịu nổi? Tất yếu họ sẽ nghĩ đời sống này chẳng trong sáng gì cả, phải chuyển đổi cách sống của mình để phù hợp, không thì quá khó chịu.

Ví như, với câu chuyện gây nhũng nhiễu với bệnh nhân trong bệnh viện là câu chuyện có thật và quá dễ làm bởi lúc ốm đau là lúc người dân cần nhất. Bộ Y tế đã hết sức cố gắng để hạn chế vấn đề này bằng nhiều văn bản, thi đua hoạt động, rà soát, thanh kiểm tra nhưng đâu đó vẫn còn khá phổ biến. Hay như trong vấn đề xây dựng, “tham nhũng vặt” làm tổn hại vô cùng, đường sá không sửa được, nhà cửa không sửa được. Việc quản lý xây dựng cũng có nhiều chuyện không rõ ràng, không minh bạch, không trong sáng.

Cuộc chiến không của riêng ai

Đồng quan điểm, ông Lê Nam - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội - nhận định: Việc Ban Chỉ đạo Trung ương và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có kết luận chỉ đạo, tiến hành các bước tiếp theo của nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong năm 2018, trong đó có nội dung rất quan trọng là đấu tranh phòng chống, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc mà vẫn được gọi nôm na là “tham nhũng vặt”, tôi không nghĩ đó là “vặt” bởi thực tế nó quá phổ biến trong đời sống xã hội. Nếu tính một trường hợp thì số tiền là nhỏ nhưng trên diện rộng thì đây cũng là một khoản tiền khổng lồ. Chỉ đạo này là bước đi có tính toán và lộ trình có tính chất khoa học, bài bản và được người dân đón mừng, ủng hộ.

Theo ông Nam, tình trạng này đã diễn ra hàng chục năm nay mà ai cũng thấy, ai cũng biết. Tình trạng này xảy ra từ cơ quan công quyền có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho người dân đến các đơn vị sự nghiệp công lập, mặc dù không có quyền lực nhà nước nhưng có ảnh hưởng rất lớn như bệnh viện, giáo dục. Người có quyền lực hay có biểu hiện đòi hỏi, thậm chí đáng ngại hơn còn không cần đòi hỏi nữa mà nó trở thành thói quen, thành thông lệ mà người bị nhũng nhiễu cũng chấp nhận. Tình trạng này đã gây bức xúc nghiêm trọng trong nhân dân và đã đến lúc chúng ta phải mạnh tay vào cuộc.

Về biện pháp thực hiện, ông Lê Nam cho rằng, sau chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ phận liên quan, bộ phận tham mưu cần sớm có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và giải pháp chi tiết. Ở từng lĩnh vực, bộ ngành trên phạm vi cả nước cũng cần có những động thái riêng bởi cuộc chiến này sẽ đụng chạm đến lợi ích của rất nhiều người, đến đạo đức của cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, đến pháp luật. Cho nên muốn ngăn chặn và sau đó tiến đến xoá bỏ thực trạng tham nhũng “vặt” thì đây là cuộc chiến đấu không của riêng ai, đặc biệt là cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, phải xem xét lại công cụ, cách thức thực hiện các thủ tục hành chính và thực thi pháp luật. Việc Thủ tướng kiên quyết loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, thực hiện Chính phủ điện tử hay cảnh sát giao thông đẩy mạnh công nghệ thông tin, phạt nguội cũng là một trong những biện pháp ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tham nhũng. Đặc biệt với thời đại 4.0, việc nâng cao CNTT lại càng cần thiết. Công tác tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt cũng cần thực hiện một cách công bằng, nghiêm khắc. Ở nhiều nước, những người tham nhũng, nhận hối lộ dù ít hay nhiều đều phải đối mặt với việc bị sa thải ngay lập tức. Lãnh đạo cấp trên nếu để xảy ra liên tục hiện tượng này trong đơn vị mình cũng phải chịu trách nhiệm.

“Chúng ta vẫn quen lên án việc người nhận hối lộ nhưng lại quên đi những người đưa hối lộ, thậm chí còn thông cảm, chia sẻ và đứng về những hành vi sai trái này. Đây là những tư tưởng không đúng” - ông Nam nhận định. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa XIII cũng nhấn mạnh tới việc cần có chế độ đãi ngộ, lương, thu nhập xứng đáng với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay, cần phải đảm bảo cuộc sống, đảm bảo thu nhập mới có thể tránh được tệ nạn tham những. Ngoài ra, cần chú trọng vai trò của truyền thông báo chí và sự tham gia đấu tranh và phát hiện, tố giác của nhân dân.

HUYÊN NGUYỄN - GIANG LINH
TIN LIÊN QUAN

Loại trừ “tham nhũng vặt” thế nào?

X.HẢI - Đ.TIẾN - K.KHÁNH |

Một trong những trọng tâm năm 2018 mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng hôm 22.1 là “tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc hay còn gọi là “tham nhũng vặt”.

Kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng, Nhà nước những cán bộ tham nhũng

Theo TTXVN |

Sáng 22.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tiến hành Phiên họp thứ 13. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp.

Ông Trần Quốc Vượng: Đội ngũ trong sạch để chống tham nhũng, tội phạm

Theo VOV |

Sáng 18.1, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Loại trừ “tham nhũng vặt” thế nào?

X.HẢI - Đ.TIẾN - K.KHÁNH |

Một trong những trọng tâm năm 2018 mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng hôm 22.1 là “tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc hay còn gọi là “tham nhũng vặt”.

Kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng, Nhà nước những cán bộ tham nhũng

Theo TTXVN |

Sáng 22.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tiến hành Phiên họp thứ 13. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp.

Ông Trần Quốc Vượng: Đội ngũ trong sạch để chống tham nhũng, tội phạm

Theo VOV |

Sáng 18.1, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.