hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh chủ tịch hồ chí minh (19.5.1890 - 19.5.2020)

Thấm nhuần lời dạy của Bác để huấn luyện, lựa chọn cán bộ

VƯƠNG TRẦN |

Dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, trong đó nhấn mạnh tới việc huấn luyện và đào tạo cán bộ trong bài viết mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ bắt đầu chuẩn bị thành lập Đảng bằng việc đào tạo và huấn luyện cán bộ. Bác khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Đào tạo, huấn luyện để chọn được những cán bộ “đủ đức, đủ tài”

Trong bài viết “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị Nhân sự Đại hội XIII của Đảng”, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định; công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã dẫn lại lời dạy của Bác Hồ về công tác cán bộ, trong đó nhắc tới việc huấn luyện và đào tạo cán bộ. “Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ bắt đầu chuẩn bị thành lập Đảng bằng việc đào tạo và huấn luyện cán bộ. Bác khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” - Tổng Bí thư nêu rõ.

Liên quan tới công tác cán bộ, PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng) nhấn mạnh cho rằng, công tác cán bộ, nhất là việc lựa chọn cán bộ vào cơ quan lãnh đạo của Đảng từ cấp cơ sở đến cấp cao nhất thì bản thân nó là khoa học tổ chức, khoa học cán bộ. Trong các tư liệu về lịch sử Đảng cũng đã chỉ rõ, nói đến đào tạo cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh song song hai yêu cầu “có đức, có tài”. Đến khi viết Di chúc, Bác lại nhấn mạnh việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng, vừa chuyên”. Do vậy, theo PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, việc huấn luyện, đào tạo cán bộ cần được đặc biệt quan tâm. Cũng chính từ quá trình huấn luyện, đào tạo, rèn luyện đó, Đảng có thể lựa chọn được những cán bộ “có tài, có đức”, phục vụ công việc của Đảng, công việc của nhân dân.

PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc cho biết thêm, trong suốt 90 năm qua Đảng ta luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nhiều hội nghị T.Ư trực tiếp bàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Điển hình như Đại hội VI (tháng 12.1986) đã xác định: “Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải tuân theo một quy trình chặt chẽ. Đó là kết hợp giữa bồi dưỡng kiến thức ở các trường học với rèn luyện trong thực tiễn”, “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu”. Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng xác định: “Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp”… Đặc biệt, quan điểm của Đảng về công tác cán bộ đã nêu rất rõ trong Nghị quyết của Hội nghị T.Ư 7 (Khóa XII), đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược. Đảng ta khẳng định lại quan điểm Bác Hồ đã nêu, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.

Phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện

Cùng trao đổi về vấn đề này, GS-TS Nguyễn Anh Trí (ĐBQH TP.Hà Nội) cho rằng, việc chọn cán bộ là công việc cực kỳ khó, đó là công việc liên quan tới con người. Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, công tác nhân sự, công tác cán bộ lại nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân và dư luận. Đặc biệt là những cán bộ cấp chiến lược lãnh đạo đất nước trong một nhiệm kỳ. Đó phải là những người tiêu biểu về trí tuệ, về đạo đức, đáp ứng được các yêu cầu công việc của Đảng, của nhân dân giao phó. Mỗi một người dân, mỗi đảng viên và công tác cán bộ của Đảng đều mong muốn tìm được cán bộ vì dân, vì nước, cán bộ tốt, cán bộ có đức, có tài.

Theo GS Nguyễn Anh Trí, thực tiễn suốt 90 năm qua, Đảng cũng rất quan tâm trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, đưa vào quy hoạch để chuẩn bị tốt nhất cho công tác cán bộ. Công tác cán bộ cũng có rất nhiều bước chặt chẽ. Đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược. Chính từ việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà cán bộ được trưởng thành, có trình độ, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu công việc. “Đảng đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, để đội ngũ cán bộ đó đảm đương được trách nhiệm lịch sử của mỗi thời kỳ, biến đường lối của Đảng thành hiện thực và đưa đến thắng lợi của cách mạng” - GS Trí nói.

Ở một khía cạnh khác, GS Nguyễn Anh Trí cho rằng, ngoài việc được Đảng chăm lo huấn luyện, đào tạo, chính bản thân của mỗi cán bộ phải hết sức nỗ lực, tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ, kiến thức, giữ vững được đạo đức công vụ, giữ vững được phẩm chất của người cách mạng. Bởi thực tế, có những cán bộ khi được lựa chọn thì rất tốt nhưng theo thời gian đã có những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hoá”, có những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, xa rời nhân dân.

“Điều quan trọng là cán bộ được lựa chọn phải thường xuyên tu dưỡng, thường xuyên rèn luyện, vượt qua được những cạm bẫy, cám dỗ” - GS Trí nói và cho rằng thực tế có những cán bộ có trình độ, được đào tạo bài bản nhưng không vượt qua được “cám dỗ”, lợi ích vật chất dẫn tới hư hỏng. Trong nhiệm kỳ vừa qua cũng đã có tới gần 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện xúc động đằng sau bức tượng Bác Hồ được gửi tặng từ Pháp

Tô Thế - Hoài Anh |

Pho tượng bán thân Chủ Tịch Hồ Chí Minh bằng thạch cao được gửi tặng từ con trai của giám ngục nhà tù Côn Đảo năm xưa. Năm 1940, sau khi thu giữ pho tượng từ những chiến sĩ cộng sản, người giám ngục đã quyết định giữ gìn và mang về Pháp. Ở Côn Đảo, các chiến sĩ vẫn đặt bức tượng này trong những dịp tổ chức kết nạp Đảng, sinh hoạt chi bộ trong nhà tù.

Ký ức không quên về Bác Hồ qua lời kể của người cận vệ già

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm trời là cận vệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ông Trần Viết Hoàn cảm nhận rõ sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người. Những ngày tháng 5 đến, ký ức về vị Cha già kính yêu của dân tộc lại ùa về trong tâm trí của người cận vệ năm xưa.

Chuyện về người 4 lần gặp Bác Hồ: Tôi đã học Bác Hồ từ những điều nhỏ nhất

Phạm Đông - Vương Trần |

Năm nay đã ở tuổi 83 nhưng khi kể về câu chuyện những lần vinh dự được gặp Bác Hồ vào thời điểm những năm 60 của thế kỷ trước, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn nhớ như in những chi tiết nhỏ, từng cử chỉ, lời thăm hỏi của Bác. Cho đến bây giờ, trong ông vẫn là những cảm xúc bồi hồi, xúc động khi nhắc tới sự giản dị, gần gũi, ân cần, bao dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gặp người cận vệ được Bác Hồ đặt tên

Phạm Đông |

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, thế nhưng ký ức về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc vẫn mãi vẹn nguyên trong trái tim người cận vệ Tạ Quang Chiến. Ông là một trong 8 người vinh dự được Bác Hồ đặt lại tên theo khẩu hiệu “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi” mà chúng tôi may mắn có dịp được trò chuyện.

Học tập theo gương Bác Hồ từ những việc nhỏ, bình dị nhưng cao quý

VƯƠNG TRẦN |

Dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền” - ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho hay việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có thể bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé, những hành động thiết thực.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Câu chuyện xúc động đằng sau bức tượng Bác Hồ được gửi tặng từ Pháp

Tô Thế - Hoài Anh |

Pho tượng bán thân Chủ Tịch Hồ Chí Minh bằng thạch cao được gửi tặng từ con trai của giám ngục nhà tù Côn Đảo năm xưa. Năm 1940, sau khi thu giữ pho tượng từ những chiến sĩ cộng sản, người giám ngục đã quyết định giữ gìn và mang về Pháp. Ở Côn Đảo, các chiến sĩ vẫn đặt bức tượng này trong những dịp tổ chức kết nạp Đảng, sinh hoạt chi bộ trong nhà tù.

Ký ức không quên về Bác Hồ qua lời kể của người cận vệ già

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm trời là cận vệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ông Trần Viết Hoàn cảm nhận rõ sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người. Những ngày tháng 5 đến, ký ức về vị Cha già kính yêu của dân tộc lại ùa về trong tâm trí của người cận vệ năm xưa.

Chuyện về người 4 lần gặp Bác Hồ: Tôi đã học Bác Hồ từ những điều nhỏ nhất

Phạm Đông - Vương Trần |

Năm nay đã ở tuổi 83 nhưng khi kể về câu chuyện những lần vinh dự được gặp Bác Hồ vào thời điểm những năm 60 của thế kỷ trước, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn nhớ như in những chi tiết nhỏ, từng cử chỉ, lời thăm hỏi của Bác. Cho đến bây giờ, trong ông vẫn là những cảm xúc bồi hồi, xúc động khi nhắc tới sự giản dị, gần gũi, ân cần, bao dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gặp người cận vệ được Bác Hồ đặt tên

Phạm Đông |

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, thế nhưng ký ức về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc vẫn mãi vẹn nguyên trong trái tim người cận vệ Tạ Quang Chiến. Ông là một trong 8 người vinh dự được Bác Hồ đặt lại tên theo khẩu hiệu “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi” mà chúng tôi may mắn có dịp được trò chuyện.

Học tập theo gương Bác Hồ từ những việc nhỏ, bình dị nhưng cao quý

VƯƠNG TRẦN |

Dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền” - ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho hay việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có thể bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé, những hành động thiết thực.