Tập trung xử lý vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, các vụ liên quan đến lĩnh vực y tế

Vương Trần |

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu tập trung chỉ đạo xử lý vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vực y tế; các vụ việc, vụ án xảy ra tại Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang…

Xử lý 32 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý vì vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực

Ngày 20.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo - chủ trì Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Trong năm 2021, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả rõ rệt, có mặt cao hơn năm trước, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, không vì chống dịch mà “chùng xuống, không xử lý”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Trí Dũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Trí Dũng

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo về cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm, tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020).

Nhất là, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm 2020).

Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi 81.290 tỉ đồng và 811ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.286 tập thể và 6.132 cá nhân.

Trong năm 2021, cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án/1.011 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ. Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay, đã khởi tố 10 vụ án/40 bị can; kết thúc điều tra 15 vụ án/150 bị can; truy tố 16 vụ/164 bị can; xét xử sơ thẩm 21 vụ án/179 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/74 bị cáo.

Điểm nổi bật là, đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp; tiếp tục mở rộng điều tra, kiên quyết, kiên trì đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, tiêu cực trong nhiều vụ án, khởi tố thêm nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Trong đó, 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đã kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực y tế, lợi dụng phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để trục lợi; các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh, An Giang... Xét xử kịp thời 10 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện thể chế để “không thể tham nhũng”

Về nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng không được chủ quan, thỏa mãn, bằng lòng với những kết quả đạt được.

Phải kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự đối với những trường hợp vi phạm, bất kể người đó là ai.

Toàn cảnh phiên họp 21 của Ban Chỉ đạo. Ảnh: Phương Hoa
Toàn cảnh phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo. Ảnh: Phương Hoa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ một số nhiệm vụ trọng tâm. Đó là:

Thứ nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để “không thể tham nhũng”. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập, đảm bảo thực chất, hiệu quả.

Rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, tài sản công…; sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo về cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm liên quan các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Xét xử sơ thẩm đối với 10 vụ án trọng điểm

Thứ ba, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 16 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 40 vụ việc; truy tố 20 vụ án; xét xử sơ thẩm 22 vụ án, xét xử phúc thẩm 1 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Trong đó, tập trung chỉ đạo xử lý vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và các vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vực y tế; các vụ việc, vụ án xảy ra tại Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang...

Xét xử sơ thẩm đối với 10 vụ án trọng điểm, gồm:

- Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương.

- Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận.

- Vụ án “Buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; đưa hối lộ; nhận hối lộ…” xảy ra tại Đồng Nai và một số địa phương.

- Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; nhận hối lộ” xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Bộ đội biên phòng.

- Vụ án “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).

- Vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và Dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung tại khu vực núi Chín Khúc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

- Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai và một số cơ quan, đơn vị.

- Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị có liên quan.

- Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công” xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và một số cơ quan, địa phương.

Thứ tư, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm các sai phạm, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, đột phá hơn nữa trong công tác giám định, định giá và thu hồi tài sản tham nhũng.

Thứ năm, chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ sáu, chỉ đạo khẩn trương hoàn thành tổng kết Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC); đề án thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và các đề án, chuyên đề khác theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Ngành Y tế phải xử lý nghiêm vi phạm, không để “con sâu làm rầu nồi canh”

Thùy Linh |

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, ngành Y tế cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và khen thưởng, kỷ luật kịp thời; xử lý nghiêm các vi phạm, chú trọng phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; không để “con sâu làm rầu nồi canh”.

Tổng Bí thư chủ trì phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Vương Trần |

Sáng nay (20.1.2022), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Chính phủ thật sự trong sạch, liêm chính

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam) |

Một nội dung quan trọng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021; triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH) năm 2022 đó là: “Xây dựng Chính phủ thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Để thực hiện được nội dung ấy, Chính phủ phải tiến hành đồng bộ nhiều việc. Trong đó một việc rất quan trọng, đó là kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ngành Y tế phải xử lý nghiêm vi phạm, không để “con sâu làm rầu nồi canh”

Thùy Linh |

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, ngành Y tế cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và khen thưởng, kỷ luật kịp thời; xử lý nghiêm các vi phạm, chú trọng phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; không để “con sâu làm rầu nồi canh”.

Tổng Bí thư chủ trì phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Vương Trần |

Sáng nay (20.1.2022), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Chính phủ thật sự trong sạch, liêm chính

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam) |

Một nội dung quan trọng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021; triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH) năm 2022 đó là: “Xây dựng Chính phủ thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Để thực hiện được nội dung ấy, Chính phủ phải tiến hành đồng bộ nhiều việc. Trong đó một việc rất quan trọng, đó là kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.