Tập trung nguồn lực cải cách chính sách tiền lương

Cường Ngô - Phạm Đông |

Quốc hội yêu cầu, Chính phủ tập trung nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương và báo cáo lộ trình thực hiện tại kỳ họp thứ 6 cuối năm 2023.

Nghị quyết kỳ họp thứ 5 được Quốc hội thông qua chiều 24.6 giao Chính phủ có giải pháp ổn định việc làm cho người lao động; hỗ trợ kịp thời lao động thất nghiệp, mất việc làm; xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng và nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất. Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ bảo đảm ổn định, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân, linh hoạt trong điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.

Quốc hội yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường quản lý, giám sát các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

Về chính sách cải cách tiền lương, Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nhấn mạnh, đây là chính sách quan trọng để phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đến đời sống người dân, đến nay đã trải qua 4 lần cải cách tiền lương, tuy nhiên, mức lương cán bộ công chức tại thời điểm hiện nay là khá thấp.

Ba năm qua, chúng ta đã liên tục lùi thời điểm cải cách tiền lương để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, cho chương trình phục hồi, phát triển kinh tế.

Vậy nhưng, sau hơn 2 năm thực hiện, dù Chính phủ, các bộ ngành quyết liệt đôn đốc, vẫn còn rất nhiều vốn chưa thể phân bổ. Trong khi lựa chọn phương án thắt lưng buộc bụng để đầu tư phát triển, một phần nguồn lực của chúng ta vẫn chưa được phát huy hiệu quả trong nền kinh tế.

Bên cạnh đó, khi so sánh chính sách tiền lương với các nước trong khu vực đã thể hiện một khoảng cách không nhỏ. Một sinh viên mới ra trường có mức thu nhập là 3,48 triệu đồng, còn mức lương trung bình của một công chức là khoảng 10 triệu đồng.

Trong khi đó, nếu như quy đổi ra tiền Việt Nam thì một công chức của Thái Lan có thu nhập 56,7 triệu đồng, Malaysia là 29 triệu đồng và Campuchia là 17 triệu đồng, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nêu thực tế.

Chính vì vậy, cần có sự thay đổi căn bản, mang tính thực chất, không chỉ mang tính hình thức, để tiền lương thực sự trở thành nguồn thu nhập chủ yếu, để chính sách tiền lương đảm bảo hội nhập quốc tế.

Giữa tháng 6, bà Nguyễn Bích Thu - quyền Vụ trưởng Tiền lương (Bộ Nội vụ) cho biết, đang xây dựng báo cáo về lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương để xin ý kiến của Ban chỉ đạo tiền lương Nhà nước. Thời gian tới, Ban chỉ đạo cải cách tiền lương Nhà nước sẽ họp, cho ý kiến để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Nghị quyết 27 Trung ương đặt mục tiêu cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp từ 1.7.2021.

Theo Nghị định năm 2004, lương công chức, viên chức được tính bằng lương cơ sở nhân hệ số lương. Với mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng hiện hành, mức lương cao nhất của công chức (loại A1, nhóm 1, bậc 6) là 11,92 triệu đồng/tháng; mức thấp nhất (loại C, nhóm 3, bậc 1) là 2,01 triệu đồng/tháng.

Từ ngày 1.7 khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng thì mức lương cao nhất của công chức là 14,4 triệu đồng/tháng; mức thấp nhất là 2,43 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng cho lao động tại các doanh nghiệp ở vùng 1 là 4,68 triệu đồng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng; vùng 4 là 3,25 triệu đồng.

Cường Ngô - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 19.6, tiếp tục kỳ họp thứ 5, với 473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 95,75%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Bỏ mức lương cơ sở, thiết lập chế độ tiền lương mới cần nguồn lực rất lớn

Vương Trần |

Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, để thực hiện chế độ tiền lương mới, trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cần nguồn lực lớn, đồng thời cần xây dựng chính sách rất chi tiết và khoa học.

Chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc làm, tiền lương

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 18.6, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 35 (khoá XII). Một trong những nội dung được bàn thảo là chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng trong 6 tháng cuối năm.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Nghiên cứu cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 19.6, tiếp tục kỳ họp thứ 5, với 473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 95,75%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Bỏ mức lương cơ sở, thiết lập chế độ tiền lương mới cần nguồn lực rất lớn

Vương Trần |

Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, để thực hiện chế độ tiền lương mới, trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cần nguồn lực lớn, đồng thời cần xây dựng chính sách rất chi tiết và khoa học.

Chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc làm, tiền lương

Kiều Vũ |

Hà Nội - Ngày 18.6, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 35 (khoá XII). Một trong những nội dung được bàn thảo là chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng trong 6 tháng cuối năm.