Tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông

Cát Tường |

Chiều 17.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và  Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì phiên Toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”.

Tập trung phân tích, đánh giá rõ bối cảnh và xu hướng

Năm 2022, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 11 tháng tăng 8,6%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,9%; tiêu dùng trong nước tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 11 tháng đầu năm 2022 tăng tới 17,5%... 

Năm 2022, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ, củng cố năng lực phục hồi cho doanh nghiệp, trong đó có các chính sách miễn giảm thuế, phí... Tuy nhiên, tổng thu ngân sách đến hết tháng 11.2022 đã vượt 16,1% dự toán và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

 
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể. Ảnh: Thành Trung

Phát biểu tại diễn đàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh bày tỏ niềm vui mừng và tự hào với những kết quả đạt được nhưng cũng chỉ ra những khó khăn thách thức lớn phải đối mặt.

Trong đó, tình hình thế giới và khu vực năm 2023 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột ở Ukraine; lạm phát tiếp tục ở mức cao và xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều nước vẫn tiếp tục; giá dầu thô, khí đốt, một số hàng hóa cơ bản biến động khó lường; nguy cơ suy thoái kinh tế tại các nước đối tác lớn của Việt Nam được dự báo là đáng kể; thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước thu hẹp; thị trường tài chính tiền tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn.

Để giải quyết những thách thức trên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị cần tập trung phân tích, đánh giá làm rõ bối cảnh và các xu hướng lớn của thế giới và khu vực.

 
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh chỉ ra những thách thức với nền kinh tế. Ảnh: Thành Trung

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách thức vượt qua những thách thức lớn mà các nền kinh tế hiện nay cùng phải đối mặt, đặc biệt là từ xu hướng kép vừa suy thoái vừa lạm phát cao đang diễn ra ở nhiều nền kinh tế…

Tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ thực chất những yếu tố căn bản nào đang đe dọa các nền tảng vĩ mô của kinh tế Việt Nam.

Dự báo các kịch bản phát triển, đưa ra những khuyến nghị, đề xuất về chủ trương, chính sách hoặc các biện pháp cụ thể để chủ động ứng phó, xử lý hiệu quả các vấn đề đang đặt ra đối với Việt Nam cả trong trước mắt 2023 và trong những năm tiếp theo.

Cần triển khai thực hiện tốt 6 Nghị quyết của Bộ Chính trị, chương trình phục hồi kinh tế

Để hóa giải, khắc phục những khó khăn, thách thức... đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và 5 năm 2021-2025 mà Trung ương Đảng, Quốc hội đã đề ra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, cần kiên định, nhất quán và bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước theo đúng Kết luận số 42-KL/TW của Hội nghị Trung ương 6 và Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.

Lấy đổi mới, cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Chủ động, tích cực nghiên cứu, xây dựng và sửa đổi các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình cấp có thẩm quyền trong năm 2023.

 
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5. Ảnh: Thành Trung

Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông. "Cần đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, nhất là dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông, đường ven biển, vành đai 4 TP Hà Nội, 3 TP Hồ Chí Minh, các dự án quan trọng, động lực về sân bay, đường sắt, đường thủy... các dự án hạ tầng chuyển đổi số, năng lượng, thương mại, văn hóa, xã hội, nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạ tầng đô thị chống tắc nghẽn giao thông, ngập úng của hai đô thị lớn và TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh..." - Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Triển khai thực hiện tốt 6 Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng. Thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong năm 2023. Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Cát Tường
TIN LIÊN QUAN

Liên danh Đèo Cả nhận hồ sơ yêu cầu gói thầu hơn 3.800 tỉ ở cao tốc Hoài Nhơn - Quảng Ngãi

Thanh Vân |

Ban quản lý Dự án 2 đã có quyết định chấp thuận danh sách nhà thầu nhận hồ sơ yêu cầu Gói thầu XL1 – thi công xây dựng đoạn Km0+000 – Km30+000, Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Thiếu trầm trọng nguồn cát làm cao tốc, các địa phương cùng tìm giải pháp

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, giai đoạn từ 2022 - 2025, nhiều dự án lớn ở khu vực ĐBSCL được triển khai như: Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu; Dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh... dẫn đến nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là nguồn cát đắp nền đường.

Cao tốc La Sơn -Túy Sơn: Giải tỏa 7 năm vẫn chưa bố trí tái định cư cho dân

An Thượng |

Gần 50 hộ dân xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng bị  dự án xây dựng đường cao tốc La Sơn - Túy Loan thu hồi đất, giải tỏa cách đây 7 năm, đến nay vẫn chưa được bố trí tái định cư...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Liên danh Đèo Cả nhận hồ sơ yêu cầu gói thầu hơn 3.800 tỉ ở cao tốc Hoài Nhơn - Quảng Ngãi

Thanh Vân |

Ban quản lý Dự án 2 đã có quyết định chấp thuận danh sách nhà thầu nhận hồ sơ yêu cầu Gói thầu XL1 – thi công xây dựng đoạn Km0+000 – Km30+000, Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Thiếu trầm trọng nguồn cát làm cao tốc, các địa phương cùng tìm giải pháp

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, giai đoạn từ 2022 - 2025, nhiều dự án lớn ở khu vực ĐBSCL được triển khai như: Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu; Dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh... dẫn đến nguy cơ thiếu vật liệu, đặc biệt là nguồn cát đắp nền đường.

Cao tốc La Sơn -Túy Sơn: Giải tỏa 7 năm vẫn chưa bố trí tái định cư cho dân

An Thượng |

Gần 50 hộ dân xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng bị  dự án xây dựng đường cao tốc La Sơn - Túy Loan thu hồi đất, giải tỏa cách đây 7 năm, đến nay vẫn chưa được bố trí tái định cư...