Tạo đột phá hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ

MINH QUÂN |

Đến năm 2030, cần 738.500 tỉ đồng để hoàn thiện hệ thống giao thông 6 tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ. Để giải bài toán này, vùng Đông Nam Bộ cần được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có quỹ phát triển hạ tầng vùng.

Cần quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ

Ngày 18.7, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị lần thứ Nhất của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ.

Nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng, cần tập trung phát triển hạ tầng giao thông để tạo đột phá cho vùng Đông Nam Bộ.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, theo các quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ khoảng 738.500 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 342.000 tỉ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 cần khoảng 396.500 tỉ đồng.

Về đường bộ, ông Nguyễn Văn Thắng cho rằng, cần tập trung hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cao tốc TPHCM nối với các cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai.

Trong đó, ưu tiên các dự án giao thông như Vành đai 3, Vành đai 4, Bến Lức - Long Thành, TPHCM - Mộc Bài, TPHCM - Chơn Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương, Gò Dầu - Xa Cát, Chơn Thành - Đức Hòa, Chơn Thành - Gia Nghĩa. Đồng thời, tiếp tục đầu tư mở rộng các tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo quy hoạch.

Về đường sắt, cần nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối TPHCM hiện có để nâng cao hiệu quả khai thác đường sắt.

Bên cạnh đầu tư đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị tại TPHCM thì cần nghiên cứu sớm đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, TPHCM - Cần Thơ. Về hàng không, đầu tư đưa vào khai thác nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành giai đoạn 1 và tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 để nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm.

Theo ông Thắng, để đạt các mục tiêu trên, cần có cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, vượt trội tương tự như một số cơ chế, chính sách thí điểm của TPHCM đã được Quốc hội thông qua.

Trong đó, phân cấp, phân quyền triệt để cho địa phương có năng lực thực hiện dự án liên vùng; tăng tỉ lệ góp vốn của Nhà nước trong các dự án đối tác công tư; tạo quỹ đất 2 bên cao tốc, nhà ga để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, riêng với TPHCM cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế được vay khoản tiền khoảng 20 tỉ USD để sớm xây dựng, hoàn thành đồng bộ các tuyến metro còn lại.

Theo ông Dũng, 16 năm qua TPHCM chưa làm xong 20 km thuộc tuyến Metro số 1, trong khi tuyến số 2 vẫn đang loay hoay GPMB. Tiến độ này, theo ông là quá chậm, nên cần sớm hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị.

Thi công cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai thuộc tuyến Vành đai 3 TPHCM. Ảnh: Hữu Chánh
Thi công cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai thuộc tuyến Vành đai 3 TPHCM. Ảnh: Hữu Chánh

3 vấn đề lớn cần tập trung giải quyết

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ cần sớm hoàn thiện quy hoạch tỉnh, nhất là TPHCM.

Thủ tướng cho biết, sẽ cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc lập quy hoạch TPHCM và quy hoạch vùng để hình thành được sự kết nối về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kết cấu hạ tầng tạo không gian kinh tế thống nhất giữa các địa phương trong vùng.

Trước mắt, Thủ tướng đề nghị các thành viên trong vùng tập trung chỉ đạo, xử lý 3 vấn đề lớn trong những năm tới. Một là, giải quyết ách tắc giao thông. Hai là, bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường sống và môi trường sinh thái. Ba là, giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp, giải quyết những khu “ổ chuột” trong thành phố.

Thủ tướng giao Bộ KHĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề xuất các cơ chế, chính sách đổi mới, nhằm phát triển vùng, trong đó có các cơ chế, chính sách về điều phối, phát triển liên kết vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ, cố gắng hoàn thành trong quý III/2023.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cho ĐBSCL

Đạt Phan |

Sáng ngày 8.7, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn TP Cần Thơ sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Niềm vui khi cao tốc về vùng trũng hạ tầng giao thông và nỗi lo thiếu cát

PHONG LINH |

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được khởi công trong niềm vui, hạnh phúc của người dân và chính quyền vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, xoay quanh dự án vẫn còn dấy lên nỗi lo khi nguồn cát ngày càng khan hiếm...

Hạ tầng giao thông - điểm sáng của nền kinh tế

Xuyên Đông |

Nhiều công trình giao thông quan trọng đi vào hoạt động tạo bệ đỡ cho nền kinh tế. Đây cũng là một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Trung Quốc tử nạn ở Khánh Hoà

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao chiều 20.7 thông tin về tình hình vụ tai nạn làm 4 công dân Trung Quốc tử vong ở đèo Khánh Lê, tỉnh Khánh Hoà.

Doanh nghiệp vụ chuyến bay giải cứu bị ép đưa tiền như một thông lệ?

Việt Dũng |

Hà Nội - Trần Thị Mai Xa thấy ấm ức khi bản thân phải bán nhà, đưa người về trên những chuyến bay giải cứu song bị từ chối vì lý do "không biết doanh nghiệp là ai".

3 người chìm tàu ở Kiên Giang trôi dạt đến Cà Mau

NGUYÊN ANH |

Trưa 20.7, Đồn Biên phòng Khánh Tiến (tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị đã cứu được 3 người dân mất tích trong vụ chìm tàu ở xã Lại Sơn (thuộc vùng biển tỉnh Kiên Giang). Hiện cả 3 người đang được theo dõi sức khỏe.

Xuất hiện lời kêu gọi thành lập Hợp chủng quốc châu Âu

Khánh Minh |

Lời kêu gọi thành lập Hợp chủng quốc châu Âu nhằm mục đích để EU có thể trở thành một "đối tác thực sự bình đẳng trong cuộc chơi với Trung Quốc, Mỹ hoặc Nga và Ấn Độ".

Bỏ quê, lấy bệnh viện làm nhà để chăm sóc "người dưng"

Minh Ánh - Đỗ Minh |

Tại các bệnh viện lớn, nghề chăm sóc người bệnh thuê rất phổ biến. Dù là nghề vất vả, phải xa gia đình, xa quê hương, nhưng công việc này lại là cơ hội tuyệt vời đối với các lao động ở ngoại tỉnh vì có mức thu nhập khá.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cho ĐBSCL

Đạt Phan |

Sáng ngày 8.7, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn TP Cần Thơ sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Niềm vui khi cao tốc về vùng trũng hạ tầng giao thông và nỗi lo thiếu cát

PHONG LINH |

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được khởi công trong niềm vui, hạnh phúc của người dân và chính quyền vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, xoay quanh dự án vẫn còn dấy lên nỗi lo khi nguồn cát ngày càng khan hiếm...

Hạ tầng giao thông - điểm sáng của nền kinh tế

Xuyên Đông |

Nhiều công trình giao thông quan trọng đi vào hoạt động tạo bệ đỡ cho nền kinh tế. Đây cũng là một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm.