Tăng mức xử phạt hành chính tối đa: Phải có biện pháp ngăn chặn hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu

VƯƠNG CHUNG HÀ |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 10, sáng 22.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nhiều ý kiến đồng tình với tăng mức xử phạt tối đa đối với một số lĩnh vực vi phạm hành chính để tăng mức răn đe. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình thực hiện.

Tăng mức xử phạt tối đa để đảm bảo tính răn đe

Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Nhiều ý kiến tán thành tăng mức phạt tiền tối đa như dự thảo Luật; một số ý kiến đề nghị tăng mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực khác như hôn nhân và gia đình, an ninh trật tự, an toàn xã hội, đất đai, xây dựng...; ý kiến khác đề nghị cân nhắc việc tăng mức phạt tiền tối đa của các lĩnh vực. “Đề nghị Quốc hội cho giữ việc tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực như dự thảo luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9” - ông Tùng nói.

Trao đổi với PV Lao Động về việc này, đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) cho rằng, trong Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) từ năm 2012 cũng đã đặt việc xử phạt rất cao với những lĩnh vực cụ thể. Qua 8 năm thực thi phát hiện có một số lĩnh vực không phù hợp thì Chính phủ trình nâng lên để phù hợp với tình hình thực tế, sát với thực tiễn và tăng tính răn đe.

Trước lo ngại về việc nếu tăng mức xử phạt lên sẽ xảy ra các hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu, đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng, có ý kiến về việc nếu tăng mức phạt lên thì xảy ra việc “tăng chung chi” lên. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải tăng cường giám sát, phối hợp chặt chẽ, rà soát nắm bắt, công khai minh bạch trong tuần tra xử lý. Cần phải xử lý nghiêm minh trong các hành vi vi phạm, mãi lộ, tiêu cực. Công khai minh bạch bằng hình ảnh, camera. Cùng với việc tăng mức xử phạt tối đa thì cần phải có các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn tiêu cực.

Cần có những quy định rõ ràng

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) cho rằng, đa số các đại biểu đồng tình với việc tăng mức xử phạt vi phạm hành chính ở một số lĩnh vực như báo cáo tiếp thu giải trình của Uỷ ban Pháp luật.

Đại biểu Khánh cũng cho rằng, cần có những quy định rõ ràng trong từng lĩnh vực, với mức vi phạm cụ thể, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như thế nào để áp dụng các mức phạt cho hợp lý. “Ví dụ, trong việc bảo vệ môi trường, ở đây có 2 vấn đề mà chúng tôi băn khoăn, hành vi nào chúng ta sẽ xử phạt đến 30 triệu đồng, những hành vi nào xử phạt 1 tỉ đồng, vì cũng là vấn đề vệ sinh môi trường, cũng là vấn đề bảo vệ môi trường” - bà Khánh nêu ví dụ.

Cũng đồng tình với việc tăng mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong một số lĩnh vực, tham gia ý kiến đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) đề nghị sửa đổi nâng mức phạt tiền tối đa tới 200 triệu đồng lên 300 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả nhằm tăng tính răn đe và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Báo cáo các đại biểu, qua tiếp xúc cử tri thì đây là lĩnh vực mà cử tri có ý kiến rất nhiều. Bởi vì chúng ta xử phạt trong thời gian vừa qua chưa đảm bảo tính răn đe và hiện nay chúng ta đã nâng lên rồi nhưng tôi cho rằng là vẫn còn thấp, đề nghị nâng từ 200 triệu đồng lên 300 triệu đồng” - ông Bình nêu ý kiến.

Giải trình thêm về vấn đề này, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, về hình thức xử phạt vấn đề và mức phạt tiền tối đa, về cơ bản các vị đại biểu Quốc hội đồng ý với những quy định của dự thảo và giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2 loại ý kiến khác nhau về đề xuất bổ sung biện pháp “cắt điện, cắt nước”

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, về việc bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 86 của Luật XLVPHC), hiện còn nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội.

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, không bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước...”, vì qua tổng kết thi hành Luật cho thấy, với các quy định hiện hành, việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trong khi đó, điện, nước là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức nên nếu áp dụng biện pháp này sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến cá nhân, tổ chức vi phạm mà còn có thể ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác. Việc áp dụng biện pháp này là can thiệp sâu vào quan hệ dân sự nên cần được cân nhắc thận trọng.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế này là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhằm buộc cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấm dứt hành vi vi phạm. Tuy nhiên, quy định như dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 là quá rộng, chưa tương xứng với chế tài bị áp dụng trong một số trường hợp, có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

* Theo tờ trình của Chính phủ, mức phạt tiền tối đa được đề xuất áp dụng trong 10 lĩnh vực gồm: Giao thông vận tải đường bộ và phòng, chống tệ nạn xã hội từ 40 triệu đồng lên 75 triệu đồng; cơ yếu, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, giáo dục từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng; điện lực từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng; quản lý công trình thủy lợi (sửa đổi thành lĩnh vực thủy lợi), báo chí từ 100 triệu đồng lên 250 triệu đồng; kinh doanh bất động sản tăng từ 150 triệu đồng lên 500 triệu đồng; Tín ngưỡng, đối ngoại (30 triệu đồng); cứu nạn, cứu hộ (50 triệu đồng), in và an toàn thông tin mạng (100 triệu đồng), sở hữu trí tuệ (250 triệu đồng).

* Ông Trần Văn Khánh (40 tuổi, số nhà 250 Ngô Chí Quốc, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM) cho rằng việc tăng mức phạt vi phạm hành chính là cần thiết để hình thành và củng cố văn hóa ứng xử, thượng tôn pháp luật trong xã hội. Tuy vậy, anh Khánh còn băn khoăn bởi có những người có quá nhiều tiền, việc phạt tiền với họ không có tác dụng. Hoặc có nhiều người có tiền nhưng trây ỳ không nộp phạt mà cơ quan chức năng cũng không thể chuyển sang xử lý vi phạm hình sự. Do đó, anh Khánh đề xuất cần có hành phạt bổ sung như lao động công ích để tăng sự răn đe. MINH QUÂN

Mang tính răn đe, phù hợp với thực tiễn xã hội

Chị Trần Thị Minh Lý (người dân TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: Việc tăng mức xử phạt hành chính đối với các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống sẽ mang lại tính răn đe của luật cao hơn để người dân, doanh nghiệp hạn chế vi phạm. Tuy vậy, khi áp dụng luật vào cuộc sống thì bắt buộc phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan thực thi pháp luật cũng như những tổ chức đoàn thể thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn. BẢO TRUNG

Chị Nguyễn Thị Tuyết (38 tuổi, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) cho biết, tôi đồng ý với việc sửa đổi bổ sung và tăng mức xử phạt đối với các lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ. Theo chị Tuyết, trong thực tế, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trong đó có lý do từ việc xe khách chở quá tải, phóng nhanh vượt ẩu. Ngoài việc tăng mức xử phạt hành chính, chị Tuyết mong muốn cơ quan thực thi pháp luật cũng tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động giao thông vận tải trên các tuyến đường huyết mạch. Hữu Long

VƯƠNG CHUNG HÀ
TIN LIÊN QUAN

Từ ngày 1.9: Nâng mức xử phạt hành chính với người có hành vi ngoại tình

Quỳnh Anh |

Từ ngày 1.9, theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, người có hành vi ngoại tình sẽ có thể bị phạt lên tới 5 triệu đồng, thay vì chỉ bị phạt từ 1-3 triệu đồng như hiện nay.

TPHCM: Xử phạt hành chính 841 người không đeo khẩu trang nơi công cộng

HỮU HUY - ANH NHÀN |

Chiều tối 10.8, tại buổi họp trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại TPHCM, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm đã thông tin sau 5 ngày triển khai đã có 841 trường hợp bị xử phạt hành chính vì không đeo khẩu trang nơi công cộng trên địa bàn thành phố.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Từ ngày 1.9: Nâng mức xử phạt hành chính với người có hành vi ngoại tình

Quỳnh Anh |

Từ ngày 1.9, theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, người có hành vi ngoại tình sẽ có thể bị phạt lên tới 5 triệu đồng, thay vì chỉ bị phạt từ 1-3 triệu đồng như hiện nay.

TPHCM: Xử phạt hành chính 841 người không đeo khẩu trang nơi công cộng

HỮU HUY - ANH NHÀN |

Chiều tối 10.8, tại buổi họp trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại TPHCM, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm đã thông tin sau 5 ngày triển khai đã có 841 trường hợp bị xử phạt hành chính vì không đeo khẩu trang nơi công cộng trên địa bàn thành phố.