Tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là Liên Hợp Quốc

Khánh Minh |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thông điệp quan trọng gửi tới Phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, hợp tác, tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là Liên Hợp Quốc.

Việt Nam tham gia có trách nhiệm tại Liên Hợp Quốc

Ngày 21.9 (giờ bờ Đông nước Mỹ), trong khuôn khổ Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 75 đã diễn ra “Phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc” với sự tham dự của 137 lãnh đạo cấp cao và 33 bộ trưởng các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Do tác động của đại dịch COVID-19, phiên họp được tổ chức theo hình thức lãnh đạo các nước ghi hình phát biểu trước để phát trực tiếp tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Mỹ).

Trong thông điệp gửi tới phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sự kiện kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt, khi niềm tự hào về sự lớn mạnh của Liên Hợp Quốc đan xen với nỗi lo lắng về bất ổn, dịch bệnh đang lan rộng trên hành tinh.

Từ tro tàn của chiến tranh, sau 75 năm, thế giới đã không phải chứng kiến thêm một cuộc chiến tranh thế giới mới. Hòa bình, hợp tác hữu nghị được vun đắp; đói nghèo, bệnh tật được đẩy lùi; cuộc sống của nhân loại được đổi thay.

Những thành quả to lớn đó không thể có được nếu không dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc, không thể đạt được nếu không có Liên Hợp Quốc - “trung tâm điều phối hành động chung của các quốc gia”.

Thế giới đang đứng trước những thách thức chưa từng có tiền lệ. Đại dịch COVID-19, cùng với bất ổn, xung đột, cạnh tranh nước lớn, chính trị cường quyền, biến đổi khí hậu… đang đe dọa nền hoà bình và phát triển bền vững của các dân tộc.

Thủ tướng nói: “Việt Nam có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, thực tại càng cam go, thử thách, chúng ta càng cần đoàn kết, hợp tác, tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là Liên Hợp Quốc, nghiêm túc tuân thủ Hiến chương và luật pháp quốc tế, triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia; đặt con người ở trung tâm của mọi nỗ lực phát triển để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Thủ tướng khẳng định, trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh vì chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và 35 năm thực hiện tiến trình Đổi mới, lấy người dân làm trung tâm, ngày nay Việt Nam đang tự tin phát triển năng động, tái cơ cấu sâu rộng nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia có trách nhiệm tại nhiều diễn đàn đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Thủ tướng phát biểu: “Bằng nỗ lực của mình và hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, đến nay, chúng tôi đã cơ bản kiểm soát được COVID-19, từng bước phục hồi đà phát triển nhanh nền kinh tế. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nước đã dành tín nhiệm cao bầu Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và đang nỗ lực hết sức mình hoàn thành tốt nhất trọng trách này. Đồng thời là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam cùng các thành viên nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, thịnh vượng.

Nhân dân Việt Nam quyết tâm cùng tất cả các dân tộc trên thế giới gìn giữ hoà bình, thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững SDG 2030 và lá cờ Việt Nam sẽ tung bay tại thêm nhiều Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trên toàn cầu.

Tôi tin rằng với quyết tâm cao và nỗ lực mạnh mẽ chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng thế giới hòa bình và tương lai tươi sáng cho hôm nay và mai sau”.

Tuyên bố của Liên Hợp Quốc

Ngày 21.9, Liên Hợp Quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập, trong đó khẳng định các thách thức của thế giới đều liên quan mật thiết với nhau và chỉ có thể được giải quyết thông qua hệ thống đa phương mạnh mẽ hơn nhằm hướng tới xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn.

Tuyên bố nêu rõ, đại dịch COVID-19, thách thức toàn cầu lớn nhất trong lịch sử Liên Hợp Quốc, không chỉ gây nên sự chết chóc mà còn khiến cả thế giới rơi vào suy thoái kinh tế, gia tăng tình trạng đói nghèo, bất an và không có ai không bị ảnh hưởng.

Nhưng chính đại dịch cũng nhắc nhở tất cả nhân loại rằng mọi người đều kết nối với nhau, có tác động tương hỗ tới nhau và vì vậy, cần đoàn kết để vượt qua đại dịch và xây dựng năng lực đối phó với nhiều thách thức hơn nữa trong tương lai.

Tuyên bố khẳng định sự cần thiết của chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh nhân loại đang vươn tới một thế giới bình đẳng hơn và phát triển bền vững hơn. Thế giới cần học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro và khiến các hệ thống xã hội thích nghi tốt hơn với những thách thức, bất trắc.

Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ lấy làm tiếc không có đủ giải pháp đa phương cho những thách thức toàn cầu. Ông khẳng định, các nước cần hợp tác với nhau và thế giới cần có hệ thống đa phương mà ở đó, Liên Hợp Quốc cùng các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức khu vực và tổ chức thương mại hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với nhau.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Khánh Minh |

Kể từ khi chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc vào ngày 20.9.1977, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc, đặc biệt ghi được nhiều “dấu ấn Việt Nam” trong hai lần làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ hiện tại 2020-2021.

Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi Liên Hợp Quốc

Lao Động |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thực tại càng cam go, thử thách, chúng ta càng cần đoàn kết, hợp tác, tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là Liên Hợp Quốc.

Việt Nam - thành viên tin cậy, chủ động, có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Ngày 20.9.1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Khánh Minh |

Kể từ khi chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc vào ngày 20.9.1977, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc, đặc biệt ghi được nhiều “dấu ấn Việt Nam” trong hai lần làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ hiện tại 2020-2021.

Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi Liên Hợp Quốc

Lao Động |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thực tại càng cam go, thử thách, chúng ta càng cần đoàn kết, hợp tác, tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là Liên Hợp Quốc.

Việt Nam - thành viên tin cậy, chủ động, có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Ngày 20.9.1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.