Tầm nhìn chiến lược và bước đi đầu căn cốt, sâu sát

Nguyễn Tri Thức |

Toàn bộ Dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được công bố để lấy ý kiến nhân dân. Bên cạnh những điểm mới, điểm khác nổi bật, hết sức quan trọng với tầm nhìn chiến lược, dài hạn, Dự thảo là kim chỉ nam quan trọng đưa đất nước phát triển, với đích đến đầy ý nghĩa là kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập (2.9.1945 - 2.9.2045).

Nhân dân là trên hết

Từ ngày 20.10-10.11.2020, toàn bộ Dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng được chính thức công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân. Có nhiều cách để nhân dân góp ý vào những việc hệ trọng của đất nước, trực tiếp hoặc gián tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức khác nhau. Những ý kiến đóng góp của nhân dân đều được xem xét một cách cẩn trọng, thấu đáo và lĩnh hội, tiếp thu một cách tối đa có thể, nhất là những ý kiến phản biện, dựng xây, vì sự tồn vong của Đảng, vì sự phát triển của đất nước, vì cuộc sống tốt đẹp của chính mỗi người dân đất Việt.

Điều này không có gì xa lạ, bởi xưa nay, nhân dân luôn được đề cao, xem trọng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của dân tộc. Điều này được thể hiện rõ nét, sâu đậm trong lịch sử phát triển xã hội loài người. Ở Việt Nam, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của nhân dân cũng không đi ngược quy luật lịch sử. Triết lý về nhân dân luôn được xem trọng, khái niệm về nhân dân cũng luôn vận động, phát triển cùng sự biến đổi của lịch sử, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng khác nhau. “Ý dân”, “lòng dân”, “sức dân”… là những từ quen thuộc, được cân nhắc, xem xét, bàn thảo kỹ lưỡng rồi mới đưa ra những quyết định “vì dân”… Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự nổi tiếng, lỗi lạc - từng nói: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân...”.

Đặc biệt, có thể khẳng định rằng, việc “lấy dân làm gốc” được ví như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh, với quan điểm cơ bản, đầy đủ, hết sức khái quát, khẳng định rõ vai trò của quần chúng nhân dân, đó là: “Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm gốc”. Sự so sánh, đúc kết cô đọng, giản dị, dễ nhớ ấy là cả quá trình Người bôn ba hoạt động ở nước ngoài, nghiên cứu lý luận, cũng như tổng kết thực hiện tình hình cách mạng thế giới và trong nước. Để rồi, Bác khẳng định rằng: “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.

Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và quan điểm “lấy dân làm gốc” chính là tư tưởng thường trực để lãnh đạo đất nước suốt hơn 90 năm kể từ khi ra đời. Đảng dựa vào dân, tin dân, chăm lo cho nhân dân. Mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân chính là nền tảng giúp đất nước ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong lịch sử mấy nghìn năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước “của dân, do dân, vì dân”…

Trở lại với điểm mới rất đáng chú ý trong Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, thêm một lần nữa, nhân dân là trên hết được xem trọng, nhấn mạnh hơn. Cụ thể, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” bấy lâu nay được bổ sung thêm cụm từ “dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bên cạnh đó, là các điểm mới khác được bổ sung, như PGS, TS. Nguyễn Viết Thông - Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương - khái quát: Dự thảo lần này có nhiều điểm mới. Chủ đề Đại hội XIII không đồng thời là tiêu đề của báo cáo chính trị. Chủ đề đại hội gồm 5 thành tố như Đại hội XII: Về Đảng, về dân tộc, về công cuộc đổi mới, về sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và mục tiêu phấn đấu. Trong đó, giữ nguyên thành tố thứ tư là bảo vệ tổ quốc, 4 thành tố còn lại bổ sung, phát triển.

Thành tố thứ nhất là về Đảng. Đại hội XII xác định tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; lần này mở rộng tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thành tố thứ hai, Đại hội XII xác định phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; lần này mở rộng thành khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Thành tố thứ ba là đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, lần này thêm “tiếp tục”. Thành tố thứ năm là về mục tiêu. Đại hội XII xác định mục tiêu 5 năm nên “sớm phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Lần này, Đại hội XIII phải có tầm nhìn đến giữa thế kỷ nên mục tiêu thành tố thứ năm là giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa…

Tầm nhìn được cụ thể hóa

Một điểm nhấn thể hiện sự kỳ vọng của nhân dân trong Dự thảo các văn kiện đó chính là việc xác định rõ hơn khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nhưng lần này, tầm nhìn đã được lượng hóa bằng việc xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể một cách rõ ràng.

Về các mục tiêu cụ thể, đó là những dấu mốc thời gian rõ ràng, khiến việc triển khai có lộ trình cụ thể, với những giải pháp quyết liệt, phù hợp. Ðến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Ðến năm 2030 - kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Ðến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đáng chú ý, việc xác định mục tiêu là theo cách tiếp cận mới: Trình độ phát triển, trình độ công nghiệp và thu nhập phù hợp với cách tiếp cận của thế giới, theo tính toán mới nhất (tháng 7-2020) của Ngân hàng Thế giới (WB) về mức thu nhập bình quân đầu người/năm. Theo đó, thu nhập bình quân vào các năm 2025, 2030, 2045 lần lượt là 4.700 - 5.000USD, khoảng 7.500USD và hơn 12.535USD/người/năm. Mục tiêu này còn được gắn thêm động lực, quyết tâm cao hơn nữa khi ngưỡng cửa thu nhập cao đạt được vào đúng 100 năm Ngày Độc lập (2.9.1945 - 2.9.2045).

PGS, TS. Nguyễn Văn Thạo - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho rằng, đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới, quan trọng, phức tạp đang đặt ra, đòi hỏi Đại hội XIII phải có những quyết định đúng đắn, kịp thời, mạnh mẽ để giải quyết, giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, phát triển đất nước nhanh, bền vững trong nhiệm kỳ 5 năm và chiến lược 10 năm. Đồng thời, Đại hội XIII cần có tầm nhìn xa hơn, đến giữa thế kỷ XXI, năm 2045, kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập.

Tròn một thế kỷ giành được độc lập, kể từ thời khắc Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, đất nước hiện diện trong nhóm nước phát triển, thu nhập cao quả thật là sự lớn mạnh, sự ghi dấu mốc lịch sử hết sức đáng nhớ, đầy vinh dự, tự hào của cả dân tộc. Tất nhiên, đó là mục tiêu không phải dễ dàng có thể trở thành hiện thực. Nhưng, điều đó cũng không có nghĩa rằng, đó là mục tiêu bất khả thi. Với những sự chuẩn bị kỹ càng, cẩn trọng, hết sức nghiêm túc và sự huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thông qua việc chuẩn bị Dự thảo các văn kiện, lấy ý kiến đóng góp, tiếp thu, chỉnh sửa cho phù hợp nhất; rõ ràng việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045 là căn cốt, gốc rễ, bài bản, có cơ sở đáng tin cậy.

Nhưng cũng có băn khoăn rằng, liệu tầm nhìn đến giữa thế kỷ có là vời xa? Hẳn nhiên, nỗi lo ấy cũng có thể hiểu được, bởi thế giới biến động khôn lường, những yếu tố tác động đến sự phát triển cũng không thể đoán định, ví như đại dịch COVID-19 khiến cả thế giới “đóng băng” trong phát triển kinh tế, sự hội nhập, tương tác chủ yếu thông qua không gian mạng. Nhưng, điều đáng tin cậy đó cũng chính là điểm mới trong Dự thảo các văn kiện, ấy chính là sự dự đoán tình hình thế giới và khu vực và trong nước cùng những tác động của nó, với những kịch bản khác nhau. Và điều hết sức quan trọng, đó chính là việc bên cạnh tổng kết những thành tựu đạt được, nhất là qua 35 năm Đổi mới (1986 - 2021), Đảng ta dũng cảm xác định những hạn chế, khuyết điểm, chỉ rõ nguyên nhân cơ bản, đúc kết, rút ra 5 bài học kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, là những công việc khác được tiến hành về mặt lý luận, đặt nền móng, cơ sở tin cậy cho triển khai, áp dụng trong thực tiễn.

Có Đảng lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, dũng cảm thừa nhận khuyết điểm, quyết tâm sửa sai, chỉnh đốn để ngày càng hoàn thiện hơn, không có lý gì để không tin tưởng đất nước ta sẽ lập nên nhiều kỳ tích trong thời gian tới, và quan trọng nhất, cụ thể nhất là trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Nguyễn Tri Thức
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng của DN về Đại hội XIII của Đảng: Khơi dậy khát vọng phát triển doanh nghiệp tư nhân

CẨM VĂN |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế để doanh nghiệp tư nhân phát triển. Đồng thời, Đại hội có những chỉ đạo sát sao để hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân, để doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.

Toàn văn tham luận của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tại Đại hội XIII của Đảng

. |

Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận với chủ đề "Đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước" do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước tại Đại hội XIII của Đảng

. |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sáng 26.1.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Kỳ vọng của DN về Đại hội XIII của Đảng: Khơi dậy khát vọng phát triển doanh nghiệp tư nhân

CẨM VĂN |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế để doanh nghiệp tư nhân phát triển. Đồng thời, Đại hội có những chỉ đạo sát sao để hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân, để doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.

Toàn văn tham luận của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tại Đại hội XIII của Đảng

. |

Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận với chủ đề "Đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước" do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước tại Đại hội XIII của Đảng

. |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sáng 26.1.