Tài sản không giải trình hợp lý về nguồn gốc: Thêm phương án ra tòa để xử lý

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 10.8, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo một số vấn đề lớn của Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Liên quan đến điều 57 về xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, bà Nga cho biết, đang có hai phương án thu thuế thu nhập cá nhân và phương án xử phạt hành chính.

Cùng với đó, nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (phương án 3) theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án.

Về phương án 3 (tố tụng dân sự), theo bà Nga, ưu điểm của phương án này là vừa thể hiện thái độ mạnh mẽ của Nhà nước, lại giải quyết được những vướng mắc trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) hiện hành.

Đây cũng là hình thức xử lý mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Phương án này cũng không phải sửa đổi pháp luật về dân sự và pháp luật về tố tụng dân sự.

Uỷ ban Tư pháp của QH lý giải, về tố tụng dân sự, đối với trường hợp người có nghĩa vụ kê khai đồng ý bằng văn bản với kết luận xác minh thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có đơn yêu cầu và Tòa án tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh Q.H
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh Q.H

Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai không đồng ý với kết luận xác minh thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khởi kiện và Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại Phần thứ 2 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Về trách nhiệm chứng minh, Uỷ ban Tư pháp của QH cho rằng, phương án này không mâu thuẫn với quy định về trách nhiệm chứng minh trong tố tụng dân sự.

Bởi vì Luật PCTN hiện hành quy định người có nghĩa vụ kê khai phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và quy định này tiếp tục được kế thừa trong dự thảo Luật.

Cho ý kiến về phương án qua Tòa án, nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rất băn khoăn khi Uỷ ban Tư pháp đưa ra lập luận: “Trong quá trình tranh tụng, Tòa án phán quyết về tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì tài sản, thu nhập tăng thêm đó thuộc sở hữu của Nhà nước”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh Q.H
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh Q.H

Nêu ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho hay, ở nhiều nước, họ đều có công cụ rất quan trọng qua con đường thuế, kiểm soát được rất chặt thu nhập, tài sản của công dân.

“Đã có thu nhập phải thông qua hệ thống thuế. Còn trốn thuế đã có hành vi xử phạt, nặng thì qua con đường hình sự”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu ý kiến.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Đại học Quốc gia Hà Nội: Đào tạo thạc sĩ phòng, chống tham nhũng là vấn đề tiên phong ở Việt Nam

HUYÊN NGUYỄN |

Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội nhấn mạnh đào tạo về Quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng (PCTN) là vấn đề hết sức cần thiết. Đây không phải là vấn đề sáng tạo trên thế giới nhưng là vấn đề tiên phong ở Việt Nam.

Đào tạo thạc sĩ phòng chống tham nhũng: Không cần thiết!

Thành Trung |

Việc khoa Luật, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội mở chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có ý kiến cho rằng việc đào tạo sau đại học về phòng chống tham nhũng là không cần thiết.

Đào tạo một thạc sĩ phòng chống tham nhũng chỉ hết hơn 20 triệu đồng

Thành Trung |

Học phí chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng được thu theo quy định của nhà nước đối với các cơ sở đào tạo công lập quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Những công trình làm mới bộ mặt thành phố Hồ Chí Minh

Phương Ngân |

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các công trình trọng điểm của TPHCM đã và đang dần về đích, tạo nên diện mạo mới khang trang cho bộ mặt đô thị của thành phố, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Đại học Quốc gia Hà Nội: Đào tạo thạc sĩ phòng, chống tham nhũng là vấn đề tiên phong ở Việt Nam

HUYÊN NGUYỄN |

Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội nhấn mạnh đào tạo về Quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng (PCTN) là vấn đề hết sức cần thiết. Đây không phải là vấn đề sáng tạo trên thế giới nhưng là vấn đề tiên phong ở Việt Nam.

Đào tạo thạc sĩ phòng chống tham nhũng: Không cần thiết!

Thành Trung |

Việc khoa Luật, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội mở chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có ý kiến cho rằng việc đào tạo sau đại học về phòng chống tham nhũng là không cần thiết.

Đào tạo một thạc sĩ phòng chống tham nhũng chỉ hết hơn 20 triệu đồng

Thành Trung |

Học phí chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng được thu theo quy định của nhà nước đối với các cơ sở đào tạo công lập quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ.