Tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du

TRẦN TUẤN |

Tối ngày 26.9, Tỉnh ủy, HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du.

Dự lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, lãnh đạo Bộ, ngành trung ương, địa phương, con cháu dòng họ Nguyễn Tiên Điền cùng đông đảo bà con nhân dân Hà Tĩnh.

Diễn văn tại buổi lễ của Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đã nhấn mạnh Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ, nhất là kiệt tác Truyện Kiều - đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam, làm rạng rỡ văn hóa dân tộc và quê hương Hà Tĩnh trên trường quốc tế.

Các đại biểu dự Lễ kỉ niệm. Ảnh: TT.
Các đại biểu dự Lễ kỉ niệm. Ảnh: TT.

"Hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh, tưởng niệm ngày mất Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du một lần nữa khẳng định dù phải trải qua bao thăng trầm dâu bể, nhưng tên tuổi và di sản văn hóa Nguyễn Du mãi mãi xuyên thời đại, luôn là niềm tự hào lớn lao của các thế hệ người Việt Nam” - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm 1765; họ Nguyễn Tiên Điền, Nghi Xuân. Bố là Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng đầu triều, mẹ là Bà Trần Thị Tần, xuất thân từ dòng họ có truyền thống khoa bảng ở Kinh Bắc.

Truyền thống dòng tộc, sự giao thoa của văn hóa xứ Nghệ - miền quê của những làn điệu dân ca ví, giặm đằm thắm, dung dị, sâu sắc với vùng đất Kinh Bắc mượt mà của dân ca Quan họ và văn hóa bác học kinh kỳ Thăng Long đã sinh thành, nuôi dưỡng Nguyễn Du trở thành một nhân cách lớn, tâm hồn lớn và tài năng vượt thời đại.

Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn trình bày diễn văn kỉ niệm. Ảnh: TT.
Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn trình bày diễn văn kỉ niệm. Ảnh: TT.

Tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại thi hào Nguyễn Du đối với văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi của nhân loại, năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng với 8 danh nhân văn hóa trên toàn thế giới. Gần 50 năm sau - năm 2013, Đại Hội đồng UNESCO quyết định vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du cùng 107 danh nhân văn hóa của nhân loại.

Tự hào là quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh luôn ý thức được trách nhiệm, sứ mệnh phải tiếp bước xứng đáng với công lao của các bậc tiền nhân. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh luôn thể hiện rõ bản lĩnh, kiên định vững vàng, đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh của toàn dân, kiên trì thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Chương trình nghệ thuật tái hiện cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du. Ảnh: TT.
Chương trình nghệ thuật tái hiện cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du. Ảnh: TT.

Tiếp sau diễn văn của Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh là chương trình nghệ thuật sử thi đặc biệt với chủ đề “Nguyễn Du, trăm năm trong cõi…”. Chương trình có 8 trường đoạn tái hiện lại tuổi thơ, cuộc đời, sự nghiệp thơ ca vang danh của Đại thi hào Nguyễn Du.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Thành kính giỗ lần thứ 200 Đại thi hào Nguyễn Du

TRẦN TUẤN |

Sáng 26.9, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Du, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội Kiều học Việt Nam, Hội đồng gia tộc họ Nguyễn - Tiên Điền đã tổ chức lễ giỗ lần thứ 200 Đại thi hào Nguyễn Du.

Nhiều hoạt động kỷ niệm về Đại thi hào Nguyễn Du

TRẦN TUẤN |

Từ ngày 23 – 26.9, tại Hà Tĩnh diễn ra nhiều hoạt động kỉ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du.

Gặp người viết tiểu thuyết “Nguyễn Du”

Bút ký của Nguyễn Ngọc Phú |

Nhà văn Nguyễn Thế Quang, tác giả tiểu thuyết “Nguyễn Du”, chỉ bắt đầu viết văn sau khi nghỉ hưu, thành danh bằng tiểu thuyết lịch sử với 4 cuốn chỉ trong thời gian khoảng 10 năm và là người đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn cùng Giải thưởng văn học ASEAN. Ông viết về bốn con người ở ba vùng đất sát nhau đó là: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh; bà Hoàng Thị Loan ở Nghệ An và mới đây nhất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Quảng Bình.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.