Tái cấu trúc nền kinh tế đảm bảo phát triển bền vững

Minh Hạnh |

Với chủ đề “Vì một thập niên phát triển bền vững hơn”, ngày 12.9 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững.

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị đã thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng như thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, nhân rộng mô hình hợp tác công tư, cải thiện nguồn nhân lực hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững.

Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ và đạt được nhiều kết quả, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Đồng thời cam kết thực hiện các mục tiêu theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Qua đó, Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững với 115 chỉ tiêu và lồng ghép vào tất cả các chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động.

“Tất cả cùng chung tay, cùng nỗ lực để thực hiện thắng lợi Mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhất quán phát triển đất nước theo hướng bền vững

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các đại biểu đã trực tiếp trao đổi, thảo luận, kiến nghị về mục tiêu phát triển bền vững trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030; đột phá khoa học công nghệ trong tiến trình phát triển bền vững; xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực kinh tế tư nhân...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách, xu thế tất yếu của các quốc gia.

Theo đó Việt Nam luôn nhất quán trong các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước trong từng thời kỳ theo hướng bền vững. Phát triển nhanh để không tụt hậu so với thế giới, nhưng phải bền vững nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, các chỉ tiêu quan trọng như, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, năng lượng sạch… đều có bước phát triển.

Thủ tướng cho rằng những thành tích này chưa tương xứng tiềm năng lợi thế, cần nỗ lực hơn nữa.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu tiếp tục đưa các mục tiêu phát triển bền vững vào chương trình nghị sự, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Cần tăng tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng sử dụng tiết kiệm năng lượng, đổi mới công nghệ, đảm bảo phát triển bền vững.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam tiếp tục hành động cùng cộng đồng quốc tế, lồng ghép đẩy nhanh mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết, sau hội nghị này sẽ có nghị quyết về phát triển bền vững.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Chung tay phát triển bền vững kinh tế biển

Viết Chung |

Là quốc gia nằm ven Biển Đông, Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển bền vững kinh tế biển. 

Phát triển bền vững gắn với lợi ích của người lao động

LÊ TUYẾT |

Cty CP Quốc tế Phong Phú (viết tắt là Cty Phong Phú, Q.9, TPHCM) được xem là đơn vị ứng dụng công nghệ vào sản xuất tiêu biểu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Chính điều này đã giúp NLĐ tăng thêm thu nhập, có thời gian chăm lo cho gia đình, giảm rủi ro về sức khỏe.

Phát triển bền vững nhưng không đánh đổi bằng mọi giá, để lại hệ lụy

Kh.V |

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, trong nông nghiệp hiện đại, cần nâng liên kết từ 4 nhà lên 5, thậm chí 6 nhà: Từ nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nay có thêm nhà ngân hàng, nhà xuất khẩu. Nhưng doanh nghiệp, doanh nhân vẫn là cốt lõi.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Chung tay phát triển bền vững kinh tế biển

Viết Chung |

Là quốc gia nằm ven Biển Đông, Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển bền vững kinh tế biển. 

Phát triển bền vững gắn với lợi ích của người lao động

LÊ TUYẾT |

Cty CP Quốc tế Phong Phú (viết tắt là Cty Phong Phú, Q.9, TPHCM) được xem là đơn vị ứng dụng công nghệ vào sản xuất tiêu biểu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Chính điều này đã giúp NLĐ tăng thêm thu nhập, có thời gian chăm lo cho gia đình, giảm rủi ro về sức khỏe.

Phát triển bền vững nhưng không đánh đổi bằng mọi giá, để lại hệ lụy

Kh.V |

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, trong nông nghiệp hiện đại, cần nâng liên kết từ 4 nhà lên 5, thậm chí 6 nhà: Từ nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nay có thêm nhà ngân hàng, nhà xuất khẩu. Nhưng doanh nghiệp, doanh nhân vẫn là cốt lõi.