Tách lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ra khỏi Luật Đường bộ

Minh Bằng |

Bộ Công an vừa đưa ra dự thảo về Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Điều đáng nói, tại dự luật này, nhiều nội dung trùng với dự thảo Luật đường bộ (sửa đổi) mà Bộ Giao thông vận tải cũng đang lấy ý kiến các bộ, ngành.

Lý giải từ Bộ Công an

Theo tờ trình, Bộ Công an cho rằng: “Tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 17.2.2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 5.9.2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, ban hành trong năm 2020.

Ngoài ra còn Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14.5.2020 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2020, trong đó Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, thông qua tại kỳ họp thứ 11”.

Về cơ sở thực tiễn, Bộ Công an cho rằng: Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Giao thông Đường bộ năm 2008, Bộ Công an nhận thấy có nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình hiện hiện nay, cụ thể như sau:

Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 đồng thời điều chỉnh hai lĩnh vực khác nhau là: Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội) chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và các cá nhân để bảo đảm trạng thái giao thông có trật tự, an toàn, đúng pháp luật; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ (thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật), chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân khi thiết kế, quy hoạch, xây dựng và chuyển giao các công trình hạ tầng giao thông.

Đây là hai lĩnh vực rất lớn và khác nhau nhưng lại được điều chỉnh trong cùng một đạo luật dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Điều này dẫn đến Luật Đường bộ thiếu quy định phải dừng lại quan sát trước khi nhập từ đường nhánh vào đường chính; sử dụng làn đường; chuyển hướng; vượt; thiếu chú ý quan sát; sử dụng đèn tín hiệu; mở cửa xe… dẫn đến khó khăn về nhận thức, thực hiện và áp dụng pháp luật.

Các quy định về sát hạch cấp giấy phép lái xe; quản lý cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe không được quy định trong luật mà quy định trong thông tư của bộ quản lý chuyên ngành, thực tiễn triển khai thực hiện việc cấp, quản lý giấy phép lái xe còn sơ hở, bất cập, qua các công tác nghiệp vụ, lực lượng Công an đã phát hiện nhiều trường hợp lái xe sử dụng chất ma túy, lái xe không biết chữ, có trường hợp mắc bệnh tâm thần vẫn được cấp giấy phép lái xe, có trường hợp đang trong thời gian chấp hành án vẫn được đổi giấy phép lái xe… Việc quản lý giấy phép lái xe chưa gắn với quản lý vi phạm của người tham gia giao thông.

Theo thống kê, nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông chiếm trên 90% số vụ. Trong nhiều vụ tai nạn giao thông, trách nhiệm chủ yếu thuộc về người lái xe gây tai nạn mà chưa gắn trách nhiệm của các cơ quan đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Để triển khai thực hiện Luật Giao thông Đường bộ năm 2008, phải ban hành 164 văn bản dưới luật, nhiều quy định quan trọng cần phải điều chỉnh cụ thể trong luật nhưng lại giao cho các bộ quản lý chuyên ngành ban hành thông tư, như: Về hệ thống báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách xe cơ giới; kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới; niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; đăng ký xe; giải quyết tai nạn giao thông; chỉ huy, điều khiển giao thông…

Đến nay, đã có những văn bản hết hiệu lực, có nhiều văn bản phải sửa đổi, bổ sung, thay thế thường xuyên (như các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính) và còn một số văn bản chưa ban hành được, thể hiện thiếu tính ổn định, không tập trung, thống nhất, chưa phù hợp với xu hướng lập pháp hiện đại, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện và chưa đủ mạnh về pháp lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra cả về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải đường bộ.

Nhiều điểm mới

Cụ thể hoá trong Luật, Bộ Công an đưa nhiều các quy định tại các Thông tư, Nghị định liên quan đến đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong đó, quy định các hành vi bị nghiêm cấm: Gồm các hành vi qua thực tiễn thi hành pháp luật được xác định là những hành vi nguy hiểm, có nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc gây mất an ninh, trật tự, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Về hệ thống báo hiệu, dự thảo luật đựa ra 6 điều thuyết minh, giải thích rõ hơn ý nghĩa của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch sơn trên mặt đường để người dân dễ nhận thức từ đó chấp hành luật tốt hơn, phòng ngừa tai nạn giao thông.

Về quy tắc giao thông, dự thảo luật gồm 33 điều với các nội dung cơ bản như: Quy tắc về phía đi, phần đường, nhường đường, tránh, vượt, chuyển hướng, lùi xe, vượt xe, dừng xe, đỗ xe, tốc độ, khoảng cách… để bảo đảm an toàn cho mình và cho người tham gia giao thông khác, đây là những quy tắc an toàn bắt buộc mọi người phải chấp hành, nếu vi phạm có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho mình và cho người tham gia giao thông khác, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.

Trong đó, đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ và rõ ràng hơn một số quy tắc giao thông, như: Sử dụng làn đường, chuyển hướng, tránh, vượt, dừng, đỗ xe, nhường đường tại nơi đường giao nhau, sử dụng còi, đèn tín hiệu, mở cửa xe…; bổ sung quy định tốc độ tối đa của một số loại phương tiện có trọng tải lớn trên đường cao tốc; khoảng cách an toàn giữa các xe tương ứng với tốc độ và điều kiện mặt đường thời tiết, địa hình để đảm bảo an toàn giao thông...

Đặc biệt, tại dự thảo luật quy định cụ thể về phương tiện tham gia giao thông gồm 10 điều, với các nội dung cơ bản như: Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới; điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền về cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe; trách nhiệm của chủ xe cơ giới; cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới; bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ…

Ngoài ra còn 8 điều quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông; giấy phép lái xe; tuổi, sức khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe; sát hạch lái xe; cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép lái xe; điểm của giấy phép lái xe; điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông, bảo đảm phù hợp với Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ, hệ thống pháp luật về lao động, pháp luật của nhiều quốc gia và phù hợp thực tiễn.

Bộ Công an cho rằng, “Quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ, ngành, địa phương một cách rõ ràng, rành mạch, đúng quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước, trong đó xác định Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Khắc phục tồn tại của Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa phù hợp, dẫn đến trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông được cho là trách nhiệm chung, không xác định được bộ, ngành nào chịu trách nhiệm chính, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước”.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Những điểm khác biệt giữa hai dự thảo luật giao thông

Việt Dũng |

Trong khi Bộ Công an đề xuất dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, Bộ Giao thông vận tải cũng trình Chính phủ xem xét dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Hai dự thảo luật này có gì khác nhau?

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Mai vàng cổ 100 năm giá tiền tỉ đổ bộ chợ hoa Tết Quý Mão 2023 ở TPHCM

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Tại chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7), nhiều cây mai vàng cổ được các nhà vườn bày bán tập trung tại khu vực lối đi chính khiến nhiều người phải trầm trồ. Đó là những cây mai vàng cổ cao 4-5 mét, đứng sừng sững giữa chợ hoa. Người bán cây cho biết có những cây có tuổi đời chừng 100 năm, giá bán có cây lên tới 4 tỉ đồng.

Những điểm khác biệt giữa hai dự thảo luật giao thông

Việt Dũng |

Trong khi Bộ Công an đề xuất dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, Bộ Giao thông vận tải cũng trình Chính phủ xem xét dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Hai dự thảo luật này có gì khác nhau?