Sức hấp dẫn của một nhà nước trẻ

Phan Văn Thắng |

Đó là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh thành lập ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công. Nhưng từ trước đó, lý tưởng đấu tranh vì độc lập dân tộc của Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã hấp dẫn và tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới nhân sĩ trí thức tham gia.

Đại hội Quốc dân Tân Trào - tiếng kèn hội quân

Từ chủ trương chuyển hướng sách lược, chiến lược cách mạng Việt Nam của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày 19.5.1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Ngày 8.5.1945 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc ở Châu Âu. Đầu tháng 8.1945, Liên Xô và Mỹ tấn công Nhật Bản.

Nắm bắt thời cơ chính xác, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh đã triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân (Đại hội Quốc dân Tân Trào) khai mạc vào chiều ngày 16.8.1945. Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu đại diện cho cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, cho các ngành, các giới, các dân tộc, các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc và một số Việt kiều ở Thái Lan và Lào.

Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh; đồng thời nhất trí thông qua 10 chính sách của Việt Minh có nội dung như một chương trình hành động toàn diện của chính thể Việt Nam mới về đối nội, đối ngoại.

Đại hội cũng đã quyết định thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ủy ban Dân tộc Giải phóng gồm 15 thành viên của nhiều đảng phái khác nhau nhưng tuyệt đại đa số là trí thức. Trong đó có luật sư Dương Đức Hiền là Tổng thư ký Đảng Dân chủ; nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Trần Huy Liệu; hai văn nghệ sĩ trẻ nổi tiếng là Cù Huy Cận là đảng viên Đảng Dân chủ và nhà văn Nguyễn Đình Thi.

Chính phủ cách mạng lâm thời - tập hợp ý chí dân tộc

Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công và ra mắt quốc dân ngày 2.9.1945. Chính phủ do Việt Minh thành lập trên cơ sở cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam được Đại hội Quốc dân Tân Trào bầu ra.

Chính phủ có 15 thành viên, do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Các thành viên chính phủ lâm thời vẫn đa số là trí thức và thuộc nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có 6 vị là Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương (Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Trần Huy Liệu, Phạm Ngọc Thạch, Lê Văn Hiến, Phạm Văn Đồng); 4 đảng viên Đảng Dân chủ (Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hòe, Vũ Trọng Khánh, Cù Huy Cận); 1 đảng viên Quốc dân đảng (Nguyễn Văn Xuân); và 3 người không đảng phái là Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Đào Trọng Kim.

Nhìn vào danh sách này có thể hiểu ngay được chính phủ này là kết quả của tư tưởng đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chính phủ thể hiện tinh thần đoàn kết để phụng sự dân tộc và đồng bào. Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Việt Minh đã mở rộng cửa để đón nhận sự tham gia và đóng góp của các nhân sĩ, trí thức thuộc các đảng phái khác nhau tham gia chính phủ với mục tiêu là “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!” (Tuyên ngôn Độc lập). Cũng cần nói thêm, Chính phủ lâm thời còn mở rộng cửa đón mời cựu hoàng Bảo Đại và Giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn tối cao và chấp nhận Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch Chính phủ.

Quốc hội của trí tuệ và chia sẻ thành thực

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3.9.1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” và ngay sau đó (8.9.1945) ra Sắc lệnh số 14-SL về Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội.

Sức hấp dẫn đến từ niềm tin. Niềm tin đến từ sự nỗ lực cống hiến vì nước vì dân, vì sự thành thực và nhân văn. Đó là bài học vô cùng lớn của Đảng và Nhà nước ta và đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị...

Sau quá trình khẩn trương chuẩn bị trong bối cảnh chính trị - xã hội phức tạp, ngày 6.1.1946 cuộc Tổng tuyển cử đã thành công tốt đẹp; Đã bầu được 333 đại biểu, trong đó Việt Minh có 120 vị, Đảng Dân chủ Việt Nam 46 vị, Đảng Xã hội Việt Nam 24 vị, và 143 vị không đảng phái, có 10 vị nữ; 34 vị dân tộc thiểu số. Hai đảng đối lập Việt Quốc, Việt Cách không tham gia tranh cử, nhưng được đặc cách thêm 70 ghế trong Quốc hội. Trưởng ban Thường trực (nay là Chủ tịch) đầu tiên là cụ Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947) - một nhân sĩ yêu nước nổi tiếng.

Theo thống kê, trong số Đại biểu Quốc hội khóa I được bầu có 61% là trí thức. Đây là tỉ lệ rất cao trong bối cảnh nước nhà lúc bấy giờ là một nước nông nghiệp thuộc địa có hơn 90% nông dân và cũng có tới 90% dân số mù chữ.

Chính phủ Liên hiệp kháng chiến - Chính phủ đầu tiên được Quốc hội khóa I thông qua, thành lập ngày 2.3.1946, gồm có 14 thành viên do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch cũng đa phần là trí thức nhân sĩ nổi tiếng như Huỳnh Thúc Kháng (Bộ trưởng Bộ Nội vụ), Phan Anh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Chu Bá Phượng (Bộ trưởng Bộ Kinh tế), Đặng Thai Mai (Bộ trưởng Bộ Giáo dục), Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Trần Đăng Khoa (Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính), Bồ Xuân Luật (Bộ trưởng Bộ canh nông), Võ Nguyên Giáp (Chủ tịch kháng chiến ủy viên), Nguyễn Tường Tam (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao).

Việc làm có ý nghĩa lớn lao của Quốc hội khóa I là xây dựng và ban hành Hiến pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời, ngày 3.9.1945, đã nhấn mạnh đến việc phải khẩn trương tiến hành Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội, xây dựng và ban hành Hiến pháp.

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 9.11.1946 với sự nhất trí của 240/242 đại biểu.

Nguồn gốc của sức hấp dẫn

Điều gần như kỳ lạ là trong bối cảnh khó khăn đó mà lãnh tụ Hồ Chí Minh và Việt Minh lại tập hợp được khối đoàn kết dân tộc, có sức hấp dẫn mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt là giới nhân sĩ trí thức đồng hành.

Sức hấp dẫn đó đến từ mục tiêu và ý chí chính trị trong sáng, mạnh mẽ của Việt Minh là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa".

Để thực hiện mục tiêu đó, "Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh và được Tổng bộ Việt Minh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh". Ngay từ đầu khi thành lập Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định "Đảng ta cũng là một bộ phận trong mặt trận phản đế Đông Dương, bộ phận trung kiên và lãnh đạo" (Hồ Chí Minh). Và "Cần phải chú ý không nên dùng phương pháp Đảng mà tổ chức quần chúng... Tổ chức của Đảng cần phải chặt chẽ và nghiêm ngặt. Còn những tổ chức quần chúng phải rộng rãi, nhẹ nhàng" (Hồ Chí Minh).

Chính từ xác định mối quan hệ giữa Đảng cộng sản với Việt Minh, giữa các thành viên trong Việt Minh này đã làm cho các đảng phái chính trị, các tầng lớp nhân dân, các nhân sĩ trí thức có niềm tin vào sự chính nghĩa, tính chính danh của Việt Minh. Sự tin tưởng lẫn nhau đã tạo nên lực hấp dẫn, làm cho lực lượng Việt Minh ngày càng đông đảo, mạnh mẽ và ưu tú hơn.

Sức hấp dẫn còn đến từ hành trình cứu nước và thái độ cầu thị, tôn trọng nhân sĩ, trí thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần nhân văn trong xử thế với các cụ Nguyễn Văn Tố, Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn... của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đủ để cảm hóa và gieo niềm tin cho ai còn hoài nghi về sự trọng thị và thành thực hợp tác của Việt Minh. Niềm tin đó còn đến bởi sự minh bạch, đàng hoàng của Người khi đã từ chối cử tri Hà Nội đề nghị không phải ứng cử trong Tổng tuyển cử, ủng hộ và suy tôn là Chủ tịch nước vĩnh viễn.

Phan Văn Thắng
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội đã bầu, phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước

VƯƠNG TRẦN |

Quốc hội tin tưởng các vị lãnh đạo mới được bầu, phê chuẩn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cống hiến hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

GS. TS VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM |

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, vừa qua GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có bài viết: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động

Phạm Đông - Hải Nguyễn |

Ngày 28.3, trình bày chuyên đề với chủ đề “Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030; Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025”, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương phải chú trọng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, nút thắt với phương châm xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quốc hội đã bầu, phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước

VƯƠNG TRẦN |

Quốc hội tin tưởng các vị lãnh đạo mới được bầu, phê chuẩn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cống hiến hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

GS. TS VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM |

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, vừa qua GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có bài viết: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động

Phạm Đông - Hải Nguyễn |

Ngày 28.3, trình bày chuyên đề với chủ đề “Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030; Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025”, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương phải chú trọng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, nút thắt với phương châm xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.