Sửa quy định cơ quan đăng ký phương tiện vui chơi giải trí dưới nước

PHẠM ĐÔNG |

Theo nghị định mới nhất của Chính phủ, UBND cấp huyện sẽ tổ chức thực hiện, quản lý việc đăng ký, quản lý phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước thuộc diện phải đăng ký theo quy định.

Ngày 23.2, Văn phòng Chính phủ thông tin, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 19/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 5.6.2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước.

Trong đó, nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 19 cơ quan đăng ký phương tiện.

Cụ thể, UBND cấp huyện (quy định cũ UBND cấp tỉnh) tổ chức thực hiện, quản lý việc đăng ký, quản lý phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước thuộc diện phải đăng ký theo quy định tại nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

UBND cấp xã thực hiện quản lý phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước được miễn đăng ký.

Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Điều 11 thẩm quyền thỏa thuận, công bố mở, đóng vùng hoạt động tại vùng 2.

Cụ thể, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp huyện) (quy định cũ UBND cấp tỉnh) thực hiện thỏa thuận, công bố mở, đóng vùng hoạt động tại vùng 2.

Trước khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư liên hệ UBND cấp huyện để thực hiện thỏa thuận về địa điểm, quy mô, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.

Theo Nghị định số 48/2019/NĐ-CP, vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước gồm 2 vùng:

Vùng 1: Là vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải.

Vùng 2: Là vùng nước khác không thuộc vùng 1, được đánh dấu, xác định vị trí bằng phao hoặc cờ hiệu có màu sắc dễ quan sát.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Để xe đạp là phương tiện được lựa chọn đi lại, không phải chơi theo phong trào

Lê Thanh Phong |

Nhiều địa phương triển khai dịch vụ xe đạp công cộng như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Huế... nhưng cho đến nay, dịch vụ này chưa được người dân lựa chọn như một phương tiện đi lại chủ lực.

Hạ tầng giao thông Hà Nội chới với trước sự bùng nổ phương tiện cá nhân

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường, hạ tầng giao thông Hà Nội tăng khoảng 0,5%/năm trong khi tốc độ phương tiện cá nhân tăng khoảng 4-5%/năm. Điều này khiến việc xây dựng hạ tầng luôn phải “chới với đuổi theo” lượng phương tiện cá nhân.

Giảm dần lệ thuộc vào phương tiện cá nhân

Tô Thế |

Khi phương tiện giao thông công cộng trở nên tiện lợi, hấp dẫn thì nhu cầu sử dụng xe cá nhân của người dân sẽ bắt đầu giảm.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nhiều người dân ở TPHCM lại xếp hàng dài từ sáng sớm chờ mua vàng miếng SJC

NGỌC LÊ |

Sáng 10.6, hàng trăm người dân lại tiếp tục xếp hàng chờ đợi trước trụ sở Công ty TNHH MTV thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 (TPHCM) để chờ mua vàng miếng.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Để xe đạp là phương tiện được lựa chọn đi lại, không phải chơi theo phong trào

Lê Thanh Phong |

Nhiều địa phương triển khai dịch vụ xe đạp công cộng như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Huế... nhưng cho đến nay, dịch vụ này chưa được người dân lựa chọn như một phương tiện đi lại chủ lực.

Hạ tầng giao thông Hà Nội chới với trước sự bùng nổ phương tiện cá nhân

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường, hạ tầng giao thông Hà Nội tăng khoảng 0,5%/năm trong khi tốc độ phương tiện cá nhân tăng khoảng 4-5%/năm. Điều này khiến việc xây dựng hạ tầng luôn phải “chới với đuổi theo” lượng phương tiện cá nhân.

Giảm dần lệ thuộc vào phương tiện cá nhân

Tô Thế |

Khi phương tiện giao thông công cộng trở nên tiện lợi, hấp dẫn thì nhu cầu sử dụng xe cá nhân của người dân sẽ bắt đầu giảm.