Sửa Luật Thuế VAT, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cụ thuế cần bảo vệ sản xuất trong nước, khuyến khích các lĩnh vực ưu tiên, nhưng hợp tình, hợp lý, phù hợp tình hình, linh hoạt; đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, buôn lậu.

Tính toán hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người dân

Theo Văn phòng Chính phủ, ngày 11.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4.2024.

Kết luận phiên họp về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ lưu ý yêu cầu, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát thực tiễn, giải quyết được các bài toán đặt ra từ thực tiễn.

Công cụ thuế cần bảo vệ sản xuất trong nước, khuyến khích các lĩnh vực ưu tiên, nhưng hợp tình, hợp lý, phù hợp tình hình, linh hoạt; tính toán hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người dân; đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, buôn lậu.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực mới nổi, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khuyến khích xuất khẩu…; với những mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, như năng lượng, lương thực, thực phẩm thì phải tính toán rất kỹ.

Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 4.2024. Ảnh: VGP
Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 4.2024. Ảnh: VGP

Ưu tiên dùng nguồn tiết kiệm chi để nâng cấp các đoạn cao tốc 2 làn xe

Về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023, Thủ tướng Chính phủ lưu ý, cần thực hiện đúng Luật Ngân sách, có thứ tự ưu tiên, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa, hợp lý, cân đối giữa các vùng miền, lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm.

Trong đó tập trung cho việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, các dự án đã xong thủ tục, các lĩnh vực ưu tiên, như hạ tầng chiến lược, giao thông vận tải, trong đó có các dự án cấp bách, như một số đoạn cao tốc hiện chỉ có 2 làn xe…

Cùng với các nội dung cụ thể của phiên họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế thời gian tới.

Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tích cực chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Số lượng các dự án luật Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này là rất lớn (khoảng 18 dự án luật), nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng dự án luật, không để xảy ra tình trạng cài cắm quy định lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Thứ hai, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ ngày 1.1.2024 (5 nghị định và 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản (trước ngày 15.5.2024).

Thứ ba, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Theo đó, phát huy vai trò của người đứng đầu, các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Tập trung nguồn lực, bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực và tâm huyết cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế; đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thuận lợi và có chế độ, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ làm công tác này.

Rút ngắn hơn nữa quy trình sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý nghiêm vi phạm.

Tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời sửa đổi để tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ 26, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về: Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2023.

Phó Thủ tướng giao 5 bộ chủ trì soạn thảo 16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phân công Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo 16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai.

Chính phủ chốt thời gian báo cáo kết quả xây dựng, phê duyệt vị trí việc làm

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu khẩn trương báo cáo kết quả xây dựng và phê duyệt vị trí việc làm của bộ, cơ quan, địa phương gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, đồng thời gửi Văn phòng Chính phủ để theo dõi, hoàn thành trước ngày 15.4.2024.

Thu giữ nhiều "hàng rừng" quý hiếm tại nhà trùm buôn thú rừng sau loạt bài của Lao Động

Nhóm phóng viên |

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện, thu giữ nhiều thú rừng còn sống và hàng chục kg động vật rừng đã bị giết hại tại một đầu mối thu gom hàng rừng mà phóng sự điều tra của Báo Lao Động đã phản ánh. Đáng chú ý trong số này có nhiều cá thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.

Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhóm PV |

Với lợi thế có ¾ diện tích là đồi núi, đường bờ biển dài, những năm qua ngành lâm - thủy sản nước ta đã có những bước phát triển ấn tượng. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới đối diện nguy cơ suy thoái, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu lâm, thủy sản vấp phải nhiều khó khăn, trong đó có việc thiếu vốn để đầu tư, sản xuất. Để ngành lâm - thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, chủ trương tháo gỡ khó khăn, đồng hành của ngành ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vẫn chưa rõ ai là người cung tiến bia đá ghi sai nội dung ở Di tích Quốc gia Nghè Vẹt

Trần Lâm |

Đến hôm nay (12.4), vẫn chưa ngã ngũ về chủ nhân công đức tấm bia đá ghi sai nội dung ở Di tích Quốc gia Nghè Vẹt tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

Chuyên gia dự báo bất ngờ khi giá vàng liên tục tăng sốc

Khương Duy |

Theo Kitco, giá vàng đang đạt mức cao kỷ lục. Các chuyên gia tại nhiều ngân hàng hàng đầu đang cập nhật dự báo của họ về kim loại quý.

Bắt tạm giam Chủ tịch phường Nghĩa Đô, Hà Nội nhận hối lộ 1 tỉ đồng

Bảo Nguyên |

Hà Nội - Ngày 12.4, trao đổi với báo chí, Phòng Cảnh sát kinh tế - CATP Hà Nội cho biết, đã bắt tạm giam ông Chử Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) - nhận hối lộ 1 tỉ đồng.

Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ 26, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về: Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2023.

Phó Thủ tướng giao 5 bộ chủ trì soạn thảo 16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phân công Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo 16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai.

Chính phủ chốt thời gian báo cáo kết quả xây dựng, phê duyệt vị trí việc làm

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu khẩn trương báo cáo kết quả xây dựng và phê duyệt vị trí việc làm của bộ, cơ quan, địa phương gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, đồng thời gửi Văn phòng Chính phủ để theo dõi, hoàn thành trước ngày 15.4.2024.