Sửa Luật Khám chữa bệnh phải giúp ngành Y tế gỡ được vướng mắc, khó khăn

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nội dung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhận được sự quan tâm sâu sắc không chỉ trong ngành Y tế mà còn của cử tri và nhân dân cả nước. Khi Quốc hội sửa đổi xong luật này thì cần tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc hiện nay của ngành Y tế.

Luật hoá vấn đề tài chính y tế để ngành Y tế yên tâm làm chuyên môn

Chiều 12.8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự tọa đàm về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, dự luật có phạm vi tác động rất rộng tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sức khoẻ, tính mạng của người dân.

Đây cũng là dự án luật khó, nhất là trong điều kiện hiện nay, sau khi những tác động của dịch bệnh COVID-19, các vấn đề của ngành Y tế, y tế cơ sở, y tế dự phòng, tài chính y tế... đang bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức và đặt ra những yêu cầu mới về khuôn khổ pháp lý.

“Nội dung dự án Luật nhận được sự quan tâm sâu sắc không chỉ trong ngành Y tế mà còn của cử tri và nhân dân cả nước. Khi Quốc hội sửa đổi xong luật này thì có tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc hiện nay của ngành Y tế hay không? Có giúp cho ngành Y tế thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình theo tinh thần Nghị quyết số 20 của Trung ương về chăm sóc sức khoẻ của nhân dân hay không? - đó là câu hỏi hết sức quan trọng phải trả lời” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Toàn cảnh tọa đàm.
Toàn cảnh tọa đàm.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đến nay, chất lượng dự thảo luật đã được nâng lên so với phiên bản trình Quốc hội lần đầu. Qua tổng hợp dư luận xã hội, ý kiến của nhân dân, cử tri, ngành Y tế cho thấy, tài chính y tế hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong đó, nhiều ý kiến rằng, cần đưa tài chính y tế vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu không đưa vào thì cũng rất khó khăn vì hiện nay chúng ta chưa có luật về đơn vị sự nghiệp công lập mà mới chỉ có một số quy định tại các luật liên quan (trong nhiệm kỳ này, Quốc hội cũng đã có kế hoạch xây dựng luật về đơn vị sự nghiệp công lập).

Riêng với cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì hiện mới chỉ được quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định này cũng quy định chung cho tất cả đơn vị sự nghiệp công lập chứ chưa có quy định riêng cho lĩnh vực hết sức đặc thù của ngành Y tế.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cơ chế tài chính của cơ sở khám, chữa bệnh đang là vấn đề bức xúc.

"Chúng ta có cần bổ sung các quy định về vấn đề này vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh để sau khi sửa đổi luật thì cán bộ ngành Y tế, các bác sĩ, các cơ sở y tế cũng yên tâm làm công tác chuyên môn hay không?

Nếu đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) thì cần thiết kế các quy định cụ thể như thế nào? Có nên quy định thành một chương riêng áp dụng cho cả cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế tư nhân không?" - Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.

Ngăn chặn các hình thức "núp bóng" xã hội hoá

Tham dự tọa đàm, một số chuyên gia đánh giá, việc dự thảo luật hiện đã có quy định về xã hội hoá công tác khám, chữa bệnh, bổ sung chủ thể ngoài nhà nước được cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, phi vụ lợi là điểm mới, một dấu son.

Tuy nhiên, các ý kiến này cũng lưu ý, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế là chính sách có tác động rộng lớn, bao quát, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của cơ sở y tế, thậm chí dễ nảy sinh xung đột giữa hệ thống y tế tư nhân và y tế công lập.

Hiện nay, Nhà nước đang chủ trương cắt giảm đầu tư công, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực y tế tư nhân. Nhưng vừa qua, ở một số địa phương, có tình trạng đầu tư “công không ra công, tư không ra tư” do chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư xã hội hoá y tế, mời doanh nghiệp đầu tư trong khuôn viên bệnh viện công.

Cho rằng đây thực chất là hình thức “núp bóng” chủ trương xã hội hóa, dễ nảy sinh tiêu cực, sai phạm, đại diện Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam đề nghị không nên luật hoá chính sách xã hội hoá đối với khối y tế công lập trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Một số chuyên gia cũng nhất trí quan điểm trên và cho rằng, chính sách tài chính trong lĩnh vực y tế cần bảo đảm nguyên tắc "công ra công, tư ra tư".

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Phòng khám thiếu thuốc tê, thiếu chỉ khâu "do các hãng dè dặt, cầm chừng"

Thùy Linh |

Theo chuyên gia y tế, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đang xảy ra tại các phòng khám, nguyên nhân là do nhà cung cấp không nhập hàng về, nhập về được cũng sợ sai nên họ rất dè dặt, rất cầm chừng, chờ đợi nghe ngóng tình hình. Hậu quả là các phòng khám sẽ gặp khó khăn trong việc hoạt động.

Tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế đã được giải quyết một bước

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế đã cơ bản giải quyết được một bước; sắp tới, sẽ tính phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần, trân trọng, gìn giữ sách để dùng lâu dài.

Bộ Y tế trình Chính phủ giải pháp cho tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phòng khám thiếu thuốc tê, thiếu chỉ khâu "do các hãng dè dặt, cầm chừng"

Thùy Linh |

Theo chuyên gia y tế, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đang xảy ra tại các phòng khám, nguyên nhân là do nhà cung cấp không nhập hàng về, nhập về được cũng sợ sai nên họ rất dè dặt, rất cầm chừng, chờ đợi nghe ngóng tình hình. Hậu quả là các phòng khám sẽ gặp khó khăn trong việc hoạt động.

Tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế đã được giải quyết một bước

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế đã cơ bản giải quyết được một bước; sắp tới, sẽ tính phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần, trân trọng, gìn giữ sách để dùng lâu dài.

Bộ Y tế trình Chính phủ giải pháp cho tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.