Sửa luật cần khắc phục tích tụ tần số gây lãng phí tài nguyên quốc gia

Phạm Đông |

Cho ý kiến về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu đảm bảo công bằng, minh bạch, công khai, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao chất lượng, khắc phục tích tụ tần số gây lãng phí tài nguyên quốc gia.

Vì sao 10 năm không thực hiện đấu giá?

Sáng 18.4, cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, dự án luật tuy phạm vi sửa đổi không nhiều nhưng lại rất quan trọng vì liên quan đến tài sản quốc gia đặc biệt có ý nghĩa và ngày càng có giá trị trong bối cảnh phát triển xã hội số, kinh tế số cũng như hội nhập. Do đó cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, nhất là những quan điểm, tư tưởng, vấn đề lớn cần được đặt ra phù hợp.

Góp ý vào nội dung cụ thể, về vấn đề giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, quy định cần khắc phục được việc doanh nghiệp có năng lực không được phân bổ hoặc phân bổ ít trong khi anh không có năng lực lại sở hữu, thậm chí sở hữu nhiều. Vì thế, cần nguyên tắc phân bổ.

“Nên chăng tính toán tỉ lệ xác định trên quy mô doanh nghiệp như năng lực, vốn đầu tư, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông, mức độ công nghệ đang sở hữu, rồi năng lực theo tiêu chuẩn ISO lĩnh vực này, để đảm bảo công bằng, minh bạch, công khai, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao chất lượng, khắc phục tích tụ tần số gây lãng phí tài nguyên quốc gia” – ông Vương Đình Huệ đặt vấn đề.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị luật cần cụ thể hoá các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ cho minh bạch để tránh thêm các văn bản dưới luật.

Phiên họp tứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phiên họp tứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về phương thức cấp giấy phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, dự thảo Luật tiếp tục kế thừa các quy định của Luật hiện hành, gồm: Cấp giấy phép trực tiếp; thông qua thi tuyển và đấu giá.

Đặt vấn đề vì sao 10 năm qua, từ ngày có luật đến nay chưa có trường hợp nào đấu giá hay thi tuyển mà toàn cấp trực tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị lý giải “quy định ra mà không làm thì không tác dụng”. Đồng thời việc sửa đổi phải cụ thể, rành mạch các trường hợp cấp phép trên để luật ra là thực hiện được ngay. Hơn nữa, đấu giá thực hiện theo luật này hay theo Luật Đấu giá tài sản cũng phải rõ.

Băng tần vô tuyến điện là tài sản công nên bắt buộc phải đấu giá

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhấn mạnh, băng tần vô tuyến điện là tài sản công nên bắt buộc phải đấu giá. Giá trị thương mại của băng tần cũng cao nên đấu giá có thể tạo thêm nguồn cho ngân sách nhà nước. Đấu giá còn tạo cạnh tranh lành mạnh.

Theo ông Hiếu, trình tự thủ tục đấu giá phải theo Luật đấu giá tài sản, còn các điều kiện thì theo luật chuyên ngành. Nếu cần có trình tự thủ tục riêng đặc thù thì cần sửa luật.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Báo cáo giải trình thêm tại phiên thảo luận, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Phạm Đức Long nhấn mạnh, tần số là tài sản vô cùng quý hiếm, có giá trị rất cao và theo quy định phải thực hiện đấu giá. Tuy nhiên, nhiều năm qua chưa thực hiện đấu giá tần số vì có vướng mắc, nhất là Luật Đấu giá tài sản điều chỉnh các phương pháp xác định giá không phù hợp với tần số.

Tuy nhiên, Luật Quản lý sử dụng tài sản công vào năm 2017 đã tạo căn cứ và Chính phủ đã ban hành nghị định liên quan cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép... Cùng với việc trình sửa đổi một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện thì việc đấu giá tần số sắp tới là có thể triển khai được.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm, lượng tần số có thể mang ra kinh doanh chỉ khoảng 15% và không tăng được nữa; 85% dành cho các mạng chuyên dùng, trong đó có quốc phòng và an ninh.

Luật quy định rõ khi có tình huống khẩn cấp thì tất cả tần số quay về quốc phòng, an ninh vô điều kiện. 15% tần số này đem kinh doanh, nếu có đấu giá thì chỉ những doanh nghiệp pháp nhân Việt Nam hoặc sở hữu của Việt Nam trên 50% mới được cấp.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Sửa Luật Tần số vô tuyến điện góp phần tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia

Phạm Đông |

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, góp phần tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hải Dương ra mắt Trung tâm điều hành thông minh trong ngày chuyển đổi số

Mai Dung |

Hải Dương - Ngày 26.3, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức "Ngày chuyển đổi số 26.3 tỉnh Hải Dương năm 2022" với chủ đề “Chuyển đổi số hiện thực hóa khát vọng phát triển tỉnh Hải Dương”.

Hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong năm 2022

Trần Tuấn |

Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2022, với mục tiêu sẽ có 30.000 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số.

Cận cảnh Ga Kép Bắc Giang trong ngày đầu xuất hàng quốc tế đi Trung Quốc

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Chuyến hàng quốc tế đầu tiên xuất phát từ ga Kép (Lạng Giang, Bắc Giang), kéo theo 15 toa container hàng hóa với khối lượng 850 tấn, chủ yếu là mặt hàng điện tử xuất sang Trung Quốc.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Trấn Thành bán vé bằng thương hiệu ngôi sao

Nhóm Pv |

Trong cuộc trò chuyện với Lao Động ở Cà phê chiều thứ 7, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cho rằng, phim "Nhà bà Nữ" đạt được doanh thu khủng là do hợp với thị hiếu số đông, và cộng thêm thương hiệu ngôi sao của Trấn Thành.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.