Sửa đổi Luật Đấu thầu: Giảm bớt các trường hợp chỉ định thầu

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu, loại bỏ các trường hợp chỉ định thầu như đối với “gói thầu tái định cư”.

Luật hóa, giải quyết các khó khăn khi mua thuốc, trang thiết bị y tế.

Sáng 5.4, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cho biết, dự thảo chỉ quy định điều chỉnh đối với dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời thu hẹp đối tượng điều chỉnh so với luật hiện hành đối với toàn bộ các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỉ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Về chỉ định thầu, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp các cơ quan rà soát, chỉnh lý Điều 23 dự thảo luật mới theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu.

Trong đó đã loại bỏ các trường hợp chỉ định thầu đối với: “gói thầu tái định cư” tại điểm g khoản 1; quy định rõ về “Gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Nghị quyết của Quốc hội khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án”.

Về mua thuốc, vật tư y tế, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã tiếp thu, chỉnh lý tại nhiều điều, khoản để quy định để luật hóa, giải quyết các khó khăn, vướng mắc đang được dư luận quan tâm về vấn đề mua thuốc, trang thiết bị y tế.

Đề xuất quy trình mua sắm thuốc, vật tư y tế

Phát biểu ý kiến, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cho biết, quy định đấu thầu tập trung được áp dụng khi hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn.

Tuy nhiên, ông đề nghị cần đấu thầu tập trung thực hiện đối với hàng hóa, thuốc men, vật tư với số lượng nhỏ, rất nhỏ, rất ít và hiếm.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí. Ảnh: QH
Đại biểu Nguyễn Anh Trí. Ảnh: QH

"Quy định như vậy mới có nhà cung cấp, phục vụ cho bệnh nhân ở tất cả bệnh viện, qua đó giảm quá tải ở bệnh viện tuyến trên, bởi các bệnh viện tuyến dưới có phác đồ điều trị nhưng vì không có thuốc nên phải tập trung lên tuyến trên điều trị. Đồng thời hạn chế những tiêu cực trong mua sắm, bệnh nhân không phải mua thuốc trôi nổi trên thị trường", đại biểu lý giải.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng việc đấu thầu mua sắm thuốc hiếm nên được thực hiện ở một đơn vị thuộc cấp Bộ để cung cấp cho tất cả bệnh viện trên cả nước.

"Mua sắm thuốc men, vật tư y tế là hoạt động khó, rất dễ dẫn đến tiêu cực vì vậy đề nghị Quốc hội xem xét kỹ lưỡng trong Luật Đấu thầu (sửa đổi) để đảm bảo chặt chẽ, rõ và khả thi", đại biểu nhấn mạnh.

Vị đại biểu cũng đề xuất quy trình mua sắm thuốc men, vật tư y tế gói gọn trong 2 đoạn: Thứ nhất, đơn vị mua sắm tập trung cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia cần lựa chọn nhà thầu có chất lượng và giá trần.

Bước thứ hai, các cơ sở y tế có nhu cầu, căn cứ kết quả đấu thầu tập trung đã có để lựa chọn nhà thầu cung cấp phù hợp hoạt động của cơ sở mình và giá không cao hơn giá trần.

Đại biểu Lê Văn Khảm. Ảnh: QH
Đại biểu Lê Văn Khảm. Ảnh: QH

Đại biểu Lê Văn Khảm (Bình Dương) cho biết, tại Điều 28 của dự thảo luật đang quy định về đàm phán giá áp dụng đối với thuốc biệt dược hoặc thuốc chỉ có 1-2 nhà sản xuất.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu để bổ sung nội dung về đàm phán giá đối với cả thiết bị và vật tư y tế.

"Bởi thiết bị y tế thường là các máy móc có yêu cầu rất cao về kỹ thuật, chẳng hạn như trong lĩnh vực ung thư có máy xạ trị, máy nội soi can thiệp tim mạch... và thường chỉ có 1-2 hãng sản xuất bán tại Việt Nam.

Tương tự, máy xét nghiệm sinh hóa hay xét nghiệm miễn dịch, mỗi lĩnh vực cũng có số lượng hạn chế nhà cung cấp", ông lý giải.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Khảm, trong điều trị bệnh cũng có những sản phẩm độc quyền thường là sản phẩm có tính phát minh. "Theo đó, chúng ta cần phải có cơ chế để đàm phán giá để mua sắm được thiết bị, vật tư y tế với giá tốt nhất. Điều này sẽ có lợi cho cả bệnh nhân và cho quỹ bảo hiểm y tế", đại biểu nhìn nhận.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xem xét, cho ý kiến về 7 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5

PHẠM ĐÔNG |

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, công tác lập pháp là một nhiệm vụ trọng tâm với việc xem xét cho ý kiến và thông qua nhiều dự án luật lớn và quan trọng.

Đã giải quyết hầu hết khó khăn trong việc mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, Nghị định số 07/2023/ND-CP ban hành đã kịp thời giải quyết hầu hết vướng mắc, khó khăn của các bệnh viện trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế. Kịp thời đáp ứng nguồn cung, giải quyết ách tắc do tồn đọng trang thiết bị y tế nhập khẩu tại các cửa khẩu.

Ban hành nghị định sửa đổi nhằm gỡ khó trong đấu thầu, mua sắm thuốc

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 3.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8.11.2021 về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT).

Bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ

Nhóm Phóng viên |

Sau nhiều ngày ghi nhận, phóng viên Báo Lao Động đã chứng kiến hành trình “trần ai” của rất nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Dù đăng ký các dịch vụ ở bệnh viện công, nhưng có một điểm chung là bệnh nhân đều được các bác sĩ tại đây chỉ định ra phòng khám hoặc bệnh viện tư để thực hiện chụp chiếu, hay phẫu thuật với chi phí vô cùng đắt đỏ.

Sức mạnh của GPT-4 có đáng lo ngại đến mức phải dừng phát triển?

Anh Vũ |

Thời gian gần đây, hàng loạt những tên tuổi lớn trong làng công nghệ thế giới đều đã kêu gọi các công ty công nghệ ngừng đào tạo các hệ thống AI mạnh hơn GPT-4, mô hình ngôn ngữ lớn mới nhất của OpenAI trong ít nhất 6 tháng để tránh "những rủi ro sâu sắc với xã hội và nhân loại".

TP Hồ Chí Minh: Giá vé xe khách tăng cao nhất 40% dịp lễ 30.4

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Giá vé xe khách tại các bến xe liên tỉnh dự kiến tăng từ 20 - 40% trong dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.

Hoãn phiên tòa xét xử dàn cựu lãnh đạo Cienco 1 gây thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Theo dự kiến, hôm nay (6.4), TAND Hà Nội xét xử 7 bị cáo liên quan đến việc thất thoát gần 240 tỉ đồng xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Cienco 1.

Vụ quyền Đội trưởng QLTT số 2 nhận hối lộ: Bắt thêm 1 kiểm soát viên

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Liên quan đến vụ án quyền Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Bình Thuận) cùng một số thuộc cấp bị bắt do nhận hối lộ khi kiểm tra doanh nghiệp cùng đoàn liên ngành của huyện, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam đã bắt tạm giam thêm 1 kiểm soát viên thuộc đội QLTT số 2.

Xem xét, cho ý kiến về 7 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5

PHẠM ĐÔNG |

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, công tác lập pháp là một nhiệm vụ trọng tâm với việc xem xét cho ý kiến và thông qua nhiều dự án luật lớn và quan trọng.

Đã giải quyết hầu hết khó khăn trong việc mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, Nghị định số 07/2023/ND-CP ban hành đã kịp thời giải quyết hầu hết vướng mắc, khó khăn của các bệnh viện trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế. Kịp thời đáp ứng nguồn cung, giải quyết ách tắc do tồn đọng trang thiết bị y tế nhập khẩu tại các cửa khẩu.

Ban hành nghị định sửa đổi nhằm gỡ khó trong đấu thầu, mua sắm thuốc

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 3.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8.11.2021 về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT).