Sử dụng ngân sách tiền tỉ du học nhưng không về: Loay hoay xử lý bồi hoàn

nhóm PV |

Học viên đi học theo đề án thì việc không trở về sẽ gây tổn thất cho ngân sách nhà nước hàng tỉ đồng một người nhưng việc bồi hoàn kinh phí đào tạo gần như “bất khả thi” do chính sách, quy định chưa kịp so với thực tế. Bài học về việc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi sau khi kiểm tra xác định có 4 trường hợp du học nước ngoài bằng tiền ngân sách nhà nước nhưng không về làm việc tại tỉnh bị buộc phải hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách đã chi với tổng số tiền hơn 9 tỉ đồng là minh chứng rõ nhất cho vấn đề này.

Nhiệm vụ “bất khả thi”

Theo Hiệu trưởng một trường đại học lớn cấp vùng cả nước, trường này đã nhiều lần tìm phương án để hạn chế, xử lý các cán bộ được cử đi nước ngoài học bằng tiền ngân sách rồi không quay trở về nhưng cũng “bó tay” bởi đây là nhiệm vụ khó thực hiện. Theo vị này, hiện nay tại các trường đại học việc đi theo ngân sách nhà nước khá nhiều chủ yếu sẽ ở lại nước ngoài. Khi đó, trường sẽ thành lập hội đồng đánh giá, xử lý kỷ luật vắng mặt. Hình thức kỷ luật cho thôi việc và buộc bồi thường chi phí đào tạo. Việc này chỉ thực hiện được trên lý thuyết bởi điểm bất hợp lý là người bị xử lý kỷ luật họ đã ở nước ngoài hay không thể triệu tập đến buổi kỷ luật. Họ cũng không có mặt để ký tên vào biên bản xử lý kỷ luật đó vì thế không thực hiện được việc bồi thường.

“10 năm nay, trường tôi có khoảng 20 người đi học theo ngân sách mà không trở về, cũng chẳng xử lý được, cứ “ùn ứ” ở đó. Học viên đi học theo đề án 322 hay 911 thì việc không trở về sẽ gây tổn thất cho ngân sách nhà nước nhưng việc bồi hoàn kinh phí đào tạo gần như là “bất khả thi”. Những người trở về thì hầu hết đều quay lại làm việc hoặc chuyển đơn vị công tác trong cùng hệ thống nhà nước nên sẽ không bị xử lý. Còn các trường hợp đi theo học bổng của các đơn vị ngoài nhà nước thì đành ngậm ngùi chịu thua” - vị Hiệu trưởng trăn trở.

Du học bằng tiền ngân sách không trở về… đâu còn lạ

Bên cạnh việc không thu hồi được ngân sách, câu chuyện để “mất” nhân tài, nhân lực chất lượng cao cũng khiến nhiều trường đại học, địa phương đau đầu. Trước khi sự việc thu hồi, bồi thường ngân sách hàng tỉ đồng “nóng lên” tại Quảng Ngãi, nhiều địa phương, cơ quan nhà nước cũng từng phải tìm biện pháp giải quyết tình trạng này.

Năm 2016, “cuộc chiến” giữa các nhân tài và chính quyền TP.Đà Nẵng nổ ra đã lộ những bất cập của mô hình chi tiền ngân sách cho cán bộ đi học nước ngoài. Thế nhưng, nhiều học viên hoàn thành khóa học thì ở lại nước ngoài định cư hoặc tiếp tục học lên cao khiến TP.Đà Nẵng phải phát đơn khởi kiện ra tòa.

Một vụ việc khác xảy ra khi Trường Đại học Cần Thơ khởi kiện một giảng viên ra TAND quận Ninh Kiêu (Cần Thơ) đòi bồi hoàn kinh phí đào tạo là 600 triệu đồng đã kéo dài nhiều năm vẫn chưa “ngã ngũ”. Theo đó, bà V.T.N cho rằng, mình đi học theo học bổng của Chính phủ Nhật Bản nên toàn bộ chi phí do phía nước bạn cấp. Bà này chỉ nhận được 30% lương cơ bản trong suốt ba năm đi học tiến sĩ nên không chấp nhận mức bồi hoàn kinh phí nói trên. Phía nhà trường sau đó phải rút lại đơn khởi kiện với lý do thu thập, bổ sung thêm các chứng pháp lý liên quan đến nguồn học bổng.

Theo GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - thực tế ai cũng nhìn thấy là những người tài của chúng ta, những cán bộ được cử đi học lần lượt “đầu quân” cho các công ty lớn, các trường đại học lớn trên thế giới. Nguyên nhân của việc này là do các nước phát triển trên thế giới họ hút đươc nhiều người tài với những chính sách đãi ngộ cực lớn, đảm bảo việc nhân tài có cơ hội phát triển năng lực với mức lương xứng đáng, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình làm việc. Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong cơ chế chính sách, môi trường phát triển để tạo động lực đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, có những chính sách cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện cho nhân tài quay về.

Cơ chế quản lý ràng buộc lỏng lẻo

Về vấn đề này, trao đổi với Báo Lao Động, Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: Hiện nay có nhiều người được cử đi đào tạo rồi “xé” cam kết, không về địa phương, đơn vị cử đi học làm việc nữa. Đây là một thực tế đáng buồn về việc “chảy máu chất xám” khi cán bộ có năng lực mới được cử đi học nhưng học xong lại không về cống hiến cho đơn vị, địa phương. Để có biện pháp xử lý thì chúng ta cũng cần phải nghiên cứu xem nguyên nhân do đâu những người này lại “xé” cam kết như vậy.

Theo một số cán bộ được cử đi học bằng tiền ngân sách nhà nước chia sẻ, do cơ chế bố trí công việc cho họ khi trở về không hợp lý, công việc chưa phù hợp, chưa đúng theo nội dung đã cam kết trước đó. Cũng có trường hợp là do chế độ lao động ở nước ngoài tốt hơn, môi trường công tác cũ không níu kéo được họ và chủ trương thu hút, giữ chân nhân tài của các địa phương còn nhiều hạn chế.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, theo luật sư Cường chúng ta cần phải nghiên cứu đồng bộ về các giải pháp chủ trương thu hút nhân tài, cơ chế bố trí công việc hợp lý, môi trường làm việc đáp tương xứng năng lực của người đã đi du học cũng như nghiên cứu quy định pháp luật, hành lang pháp lý cụ thể để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm cam kết đào tạo. Đặc biệt cần nghiên cứu kỹ quy định về các trường hợp cử đi du học nhưng lại bỏ trốn, ở lại nước ngoài không về nữa, trường hợp này cần phải có biện pháp xử lý đủ sức răn đe.

Cũng theo luật sư Đặng Văn Cường, hiện nay vấn đề về việc “chảy máu chất xám” vẫn đang bị thả nổi, cơ chế quản lý ràng buộc còn khá lỏng lẻo. Do đó, trong khi chờ đợi quy hoạch về vấn đề này thì khi đưa người đi du học, cơ quan, đơn vị, địa phương cần phải nghiên cứu, tính toán và có chính sách rõ ràng, hợp lý mới có cách thức để xử lý về sau. “Pháp luật được hoàn thiện dần khi phát sinh những vướng mắc, bất cập chưa có quy định thực tế. Do đó các vụ việc xảy ra như vậy cũng là điều kiện để chúng ta nhìn nhận lại một cách nghiêm túc vấn đề này và có phương án, kế hoạch xử lý. Trường hợp những người được cử đi du học nước ngoài là nhân viên theo Hợp đồng và được cử đi theo Hợp đồng lao động thì sẽ xử lý theo quy định của Bộ luật Lao động. Đối với công chức đã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc thì phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. Nếu công chức tự ý nghỉ việc thì sẽ có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định, trường hợp tự ý nghỉ việc tổng số từ 7 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 3 lần liên tiếp thì bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Tuy nhiên nếu có đơn xin thôi việc thì chỉ phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật và cam kết đào tạo” - Luật sư Cường nói.

Cần xem lại khâu lựa chọn ban đầu

Trao đổi với Lao Động, luật sư Bùi Đình Ứng (đoàn luật sư Hà Nội), cho rằng: Luật pháp không cấm việc phá cam kết này và đương nhiên người được cử đi học phải bồi thường. Tuy nhiên, theo luật sư Ứng, trước tình trạng này cần phải xem lại khâu tuyển chọn ban đầu. Việc lựa chọn cần phải khách quan, cần phải có hội đồng đánh giá để tìm được người có tâm huyết, muốn cống hiến sau khi đào tạo. Ngoài ra, tránh tình trạng việc cử đi học là người của con ông, cháu cha.

Luật sư Ứng cho rằng, tình trạng này không phải là mới, lạ mà đã có từ lâu. Rất nhiều trường hợp đã đi rồi về không phục vụ mà ra làm chỗ khác. Trong câu chuyện này đây là trách nhiệm, ý thức của người được địa phương cử đi đào tạo.

Đồng quan điểm, theo luật sư Trương Anh Tú (đoàn luật sư Hà Nội): Việc phá cam kết như vậy thì người được cử đi học phải hồi tiền cho cơ quan Nhà nước (địa phương cử đi - PV) chứ không có cơ chế nào khác.

nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Nước mắt du học sinh nghèo: Mẹ ơi, con kiệt sức rồi !

Sương Mai |

Mỗi lần gọi về cho mẹ, Trang đều nói trong nước mắt. Cuộc sống của một du học sinh nhà nghèo phải học tập, mưu sinh nơi xứ người chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Trong mỗi cuộc điện thoại, mẹ Trang chỉ biết nhìn con rồi khóc, động viên con cố gắng vượt qua nghịch cảnh.

Đưa "người tài" du học là kiểu đầu tư tràn lan, không quan tâm thu hồi vốn

Đặng Chung |

4 con lãnh đạo của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách, nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết và bị yêu cầu trả lại tiền. Từ câu chuyện này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) chỉ ra những bất cập trong chính sách cấp học bổng, đưa cán bộ đi du học nước ngoài hiện nay và lý do “người tài chưa muốn trở về cống hiến".

”Đòi bằng được tiền ngân sách cấp cho con quan chức đi du học không về”

Bích Hà |

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), trong vụ con quan chức đi du học bằng tiền ngân sách nhưng không về ở Quảng Ngãi, ngoài việc đòi lại bằng được tiền đã cấp thì cần làm rõ trách nhiệm của bộ phận phê duyệt, lựa chọn người tài để cấp học bổng du học.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nước mắt du học sinh nghèo: Mẹ ơi, con kiệt sức rồi !

Sương Mai |

Mỗi lần gọi về cho mẹ, Trang đều nói trong nước mắt. Cuộc sống của một du học sinh nhà nghèo phải học tập, mưu sinh nơi xứ người chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Trong mỗi cuộc điện thoại, mẹ Trang chỉ biết nhìn con rồi khóc, động viên con cố gắng vượt qua nghịch cảnh.

Đưa "người tài" du học là kiểu đầu tư tràn lan, không quan tâm thu hồi vốn

Đặng Chung |

4 con lãnh đạo của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách, nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết và bị yêu cầu trả lại tiền. Từ câu chuyện này, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) chỉ ra những bất cập trong chính sách cấp học bổng, đưa cán bộ đi du học nước ngoài hiện nay và lý do “người tài chưa muốn trở về cống hiến".

”Đòi bằng được tiền ngân sách cấp cho con quan chức đi du học không về”

Bích Hà |

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), trong vụ con quan chức đi du học bằng tiền ngân sách nhưng không về ở Quảng Ngãi, ngoài việc đòi lại bằng được tiền đã cấp thì cần làm rõ trách nhiệm của bộ phận phê duyệt, lựa chọn người tài để cấp học bổng du học.