Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo đặt ra bài toán lớn với công nghệ Việt Nam

NHÓM PV |

Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo đang đặt ra một số bài toán lớn về nguồn nhân lực. Vì thế, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tăng cường đầu tư ngân sách và thu hút xã hội hóa, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ.

Chính sách phát triển khoa học công nghệ phải tạo môi trường thông thoáng

Ngày 7.6, Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học công nghệBộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trả lời về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Chia sẻ bên hành lang nghị trường Quốc hội, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, việc đánh giá hiệu quả, tính ứng dụng trong thực tiễn của các đề tài nghiên cứu khoa học là một việc không hề dễ làm.

Đại biểu bày tỏ mong muốn, Bộ Khoa học và Công nghệ thể hiện được vai trò của mình trong điều hành, điều phối hoạt động, làm sao đưa các thành tựu khoa học công nghệ đi vào đời sống.

“Ai cũng hiểu lợi ích của khoa học công nghệ là để tăng năng suất lao động, tính hiệu quả thể hiện ở đó. Bộ Khoa học và Công nghệ có thể tác động bằng chính sách để khoa học công nghệ phát triển”, đại biểu Lan nói.

Theo đại biểu, việc phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay đang được tiến hành một cách “không giống ai”. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ là tổng kết, đánh giá và từ đó có những đề xuất tham mưu, nếu cần sẽ thay đổi cơ chế chính sách, vì hiện nay vẫn còn tình trạng bao cấp.

“Không một quốc gia nào lấy tiền ngân sách để chi trả cho các đề tài nghiên cứu khoa học, vì từ đây sẽ phát sinh rất nhiều thứ về cơ chế xin - cho, tiêu cực”, bà Lan nêu quan điểm.

Đại biểu cho biết, đa số các nước phát triển đều xác định, nghiên cứu khoa học là việc của các doanh nghiệp, bản thân các doanh nghiệp phải thấy được lợi ích khi áp dụng khoa học công nghệ, các kỹ nghệ mới vào trong hoạt động sản xuất của mình. Muốn như vậy, họ phải tự động liên kết với các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, bản thân doanh nghiệp đổ tiền vào để nghiên cứu và sẽ có cách giám sát.

Trong khi đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng việc áp dụng mức thuế ưu đãi, thậm chí là miễn thuế đối với toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp rót vào các đề tài nghiên cứu khoa học.

Đại biểu Lan cho rằng, Bộ Khoa học và Công nghệ phải rà soát lại để có những đề xuất thay đổi. “Có thể cách làm của chúng ta đúng ở giai đoạn nào đó, nhưng bây giờ đã đến lúc thay đổi để cạnh tranh được với nước ngoài”.

Đại biểu nhấn mạnh, chính sách nghiên cứu khoa học công nghệ phải là đòn bẩy tạo môi trường thông thoáng, có thể giảm thuế, giúp đỡ, vinh danh những cá nhân, đơn vị muốn tham gia phát triển công nghệ.

Doanh nghiệp không quá mặn mà với việc rót tiền cho khoa học công nghệ

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) đánh giá, các nội dung chất vấn đặt ra cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lần này rất trọng tâm, trọng điểm, được đại đa số đại biểu Quốc hội đồng tình. Người dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cũng muốn làm sao để khoa học và công nghệ xứng đáng là quốc sách hàng đầu song song với giáo dục và đào tạo.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp). Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp). Ảnh: Phạm Đông

Theo đại biểu, lĩnh vực khoa học và công nghệ thời gian qua có sự phát triển và đầu tư đúng mức, tuy nhiên cũng còn những mặt hạn chế nhất định.

Cụ thể, đầu tư cho khoa học và công nghệ hiện nay dường như ưu tiên chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, viễn thông, y tế, trong khi các lĩnh vực khác cũng có đầu tư nhưng chưa nhiều. Bên cạnh đó, các sản phẩm khoa học công nghệ mang giá trị kinh tế cao do Việt Nam tạo ra còn hạn chế.

Chỉ ra nguyên nhân, đại biểu Hòa cho rằng, số lượng các nhà khoa học hàng đầu, ngang tầm quốc tế của Việt Nam hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay; đầu tư cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, cả từ ngân sách và xã hội hóa, còn chưa thỏa đáng.

Các doanh nghiệp không quá mặn mà với việc rót tiền cho khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp lớn có tiềm lực, còn những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hầu như không có.

Đại biểu cũng chỉ rõ, sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo hiện nay đang đặt ra một số bài toán lớn đối với Việt Nam, trong đó có vấn đề về nguồn nhân lực. Cần phải tăng cường đầu tư ngân sách và thu hút xã hội hóa vào lĩnh vực khoa học và công nghệ, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút các nhà khoa học hàng đầu trong nước cũng như các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ nói chung, trí tuệ nhân tạo nói riêng.

Đồng thời, phải giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, cán bộ quản lý về tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo, từ đó tạo sự chuyển biến trong phát triển khoa học công nghệ.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng nhận trách nhiệm vì chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm

NHÓM PV |

"Chúng tôi xin nhận khuyết điểm trước Quốc hội, trước bà con đang sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi vì các chương trình rất chậm, chưa đạt yêu cầu đặt ra", Phó Thủ tướng phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 7.6.

Người dân tộc thiểu số không đọc, nói được tiếng dân tộc mình

NHÓM PV |

Trước câu hỏi một bộ phận không nhỏ người các dân tộc không dùng, không biết ngôn ngữ của dân tộc mình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thừa nhận, đây là thực tế đang diễn ra, rất đáng lo ngại vì khi một dân tộc mất đi chữ viết thì nguy cơ sẽ bị biến mất.

Quỹ phát triển khoa học công nghệ tồn hàng chục nghìn tỉ đồng

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trả lời chất vấn trước Quốc hội về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và triển khai những thành tựu, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến vào cuộc sống...

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Phó Thủ tướng nhận trách nhiệm vì chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm

NHÓM PV |

"Chúng tôi xin nhận khuyết điểm trước Quốc hội, trước bà con đang sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi vì các chương trình rất chậm, chưa đạt yêu cầu đặt ra", Phó Thủ tướng phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 7.6.

Người dân tộc thiểu số không đọc, nói được tiếng dân tộc mình

NHÓM PV |

Trước câu hỏi một bộ phận không nhỏ người các dân tộc không dùng, không biết ngôn ngữ của dân tộc mình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thừa nhận, đây là thực tế đang diễn ra, rất đáng lo ngại vì khi một dân tộc mất đi chữ viết thì nguy cơ sẽ bị biến mất.

Quỹ phát triển khoa học công nghệ tồn hàng chục nghìn tỉ đồng

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trả lời chất vấn trước Quốc hội về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và triển khai những thành tựu, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến vào cuộc sống...