Sớm hoàn thành xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, phải đổi mới, nâng cao năng lực công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai. Chất lượng công tác dự báo là yếu tố quyết định, là cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai một cách chủ động, từ sớm, từ xa. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành việc xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai.

Năm 2021 thiên tai giảm đáng kể so với những năm qua

Ngày 25.4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Hội nghị được kết nối tới 63 điểm cầu UBND tỉnh, thành phố và 701 điểm cầu quận, huyện trên cả nước với hơn 19.000 người dự.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thiên tai năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và dị thường. Lượng mưa trong năm có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan. Nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng cường đầu tư cho công tác dự báo, quan trắc.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Tuân
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Tuân

Kết luận Hội nghị, đánh giá về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, năm 2021, những thiệt hại do thiên tai gây ra giảm đáng kể so với năm 2020. Số người chết, mất tích do thiên tai là 108 người, giảm 70% so với năm 2020. Thiệt hại về tài sản 5.200 tỉ đồng, giảm 87% so với năm 2020.

"Đây là năm thiệt hại do thiên tai gây ra thấp nhất trong hàng chục năm vừa qua", Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được, Phó Thủ tướng đã nêu rõ một số tồn tại lớn cần quan tâm trong giai đoạn tới. Đó là công tác dự báo thiên tai tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, chất lượng các bản tin dự báo cần tiếp tục được nâng cao hơn nữa.

6 nhóm nhiệm vụ cụ thể

Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng nêu rõ, "chúng ta phải xác định nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ là rất phức tạp, nặng nề, đòi hỏi trách nhiệm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, các lực lượng vũ trang và của mỗi người dân".

Với tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung 6 nhóm nhiệm vụ cụ thể.

Trước hết, phải đổi mới, nâng cao năng lực công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai. Chất lượng công tác dự báo là yếu tố quyết định, là cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai một cách chủ động, từ sớm, từ xa. Đây là công việc rất khó, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của đội ngũ và nguồn lực đầu tư lớn.

Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành việc xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai. Triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Thứ hai, với phương châm phòng là chính, chỉ đạo từ sớm, từ xa, Phó Thủ tướng đề nghị cần triển khai ngay công tác kiểm tra, rà soát phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai trên cả nước. Đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết, quan trọng, góp phần bảo đảm an toàn, giảm rủi ro khi xảy ra thiên tai.

Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, huy động và phối hợp lực lượng ứng phó với diễn biến thiên tai, sự cố.

Củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở (lực lượng trực tiếp nhất, có trách nhiệm xử lý theo phương châm 4 tại chỗ khi xảy ra thiên tai, sự cố). Bên cạnh đó, cũng phải từng bước xây dựng một lực lượng chuyên nghiệp, hiện đại để ứng phó với các tình huống phức tạp.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp thông tin về thiên tai đến từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.

Thứ năm, quan tâm đầu tư cho phòng, chống thiên tai. "Đầu tư cho phòng, chống thiên tai là đầu tư cho phát triển bền vững", Phó Thủ tướng nói. Ưu tiên bố trí kinh phí để kịp thời khắc phục sự cố, nâng cấp đê điều, hồ đập, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, đầu tư trang thiết bị chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn; hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt,...

Thứ sáu, triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật về phòng chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn. Rà soát, hoàn thiện pháp luật, xây dựng các chính sách xã hội hóa để động viên, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, người dân vào công tác phòng, chống thiên tai.

Sau hội nghị này, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành ngay đầu tháng 5.2022.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Thiên tai diễn biến phức tạp, dị thường ngay những tháng đầu năm 2022

Tường Vân |

Ngày 25.4, tại trụ sở Chính Phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai (PCTT), Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác PCTT và TKCN năm 2022. Hội nghị được kết nối tới các điểm cầu UBND cấp tỉnh và quận, huyện trên cả nước.

Mất rừng, thiếu nước, đói nghèo... đâu phải do thiên tai ập đến

Thanh Hải |

Hàng loạt vụ phá rừng lớn liên tục được phát hiện tại Đắk Lắk. Rừng hóa trọc, trơ đất cằn, xót xa. Nhưng đau lòng hơn là 4.200 dân trong số 50% hộ thuộc xã Ia Rvê, ở huyện Ea Súp đang rơi vào diện đói nghèo vì đất sản xuất thiếu nước tưới. Trong khi đó, Đắk Lắk đang tìm nguồn ngân sách hơn 25.000 tỉ đồng để sửa chữa, xây dựng các công trình thuỷ lợi. Hệ lụy mất rừng đang ập đến cùng lúc như thảm họa thiên tai ở mảnh đất vốn là... đại ngàn.

Chủ động ứng phó với mưa lớn và nhiều hình thái thiên tai nguy hiểm

Vũ Long |

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị chủ động ứng phó với nhiều hình thái thiên tai nguy hiểm.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Thiên tai diễn biến phức tạp, dị thường ngay những tháng đầu năm 2022

Tường Vân |

Ngày 25.4, tại trụ sở Chính Phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai (PCTT), Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác PCTT và TKCN năm 2022. Hội nghị được kết nối tới các điểm cầu UBND cấp tỉnh và quận, huyện trên cả nước.

Mất rừng, thiếu nước, đói nghèo... đâu phải do thiên tai ập đến

Thanh Hải |

Hàng loạt vụ phá rừng lớn liên tục được phát hiện tại Đắk Lắk. Rừng hóa trọc, trơ đất cằn, xót xa. Nhưng đau lòng hơn là 4.200 dân trong số 50% hộ thuộc xã Ia Rvê, ở huyện Ea Súp đang rơi vào diện đói nghèo vì đất sản xuất thiếu nước tưới. Trong khi đó, Đắk Lắk đang tìm nguồn ngân sách hơn 25.000 tỉ đồng để sửa chữa, xây dựng các công trình thuỷ lợi. Hệ lụy mất rừng đang ập đến cùng lúc như thảm họa thiên tai ở mảnh đất vốn là... đại ngàn.

Chủ động ứng phó với mưa lớn và nhiều hình thái thiên tai nguy hiểm

Vũ Long |

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị chủ động ứng phó với nhiều hình thái thiên tai nguy hiểm.