Số lao động mất việc làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội nêu tình trạng số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ, lao động khu vực phi chính thức còn lớn, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên theo báo cáo của Chính phủ còn khá cao.

Đề nghị có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu ý kiến này trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 1.11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng nêu rõ, bình quân tháng có 15.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong khi số doanh nghiệp mới thành lập có xu hướng giảm về số vốn đăng ký và lao động.

Số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ, lao động khu vực phi chính thức còn lớn, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên theo báo cáo của Chính phủ còn khá cao.

Do đó, đại biểu đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Chính phủ đánh giá sát tình hình này kịp thời, quan tâm có giải pháp chấn chỉnh tình trạng doanh nghiệp giải thể, phá sản, rút khỏi thị trường và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động hiệu quả hơn.

Đề cập về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng thống nhất việc đề nghị Quốc hội kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư phát triển bố trí cho các dự án đầu tư của Chương trình đến hết năm 2024.

Đại biểu cho rằng, nếu giải ngân tốt các nội dung của Chương trình thì sẽ có tác dụng rất lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hiện việc giải ngân vốn của Chương trình còn khá chậm, đến ngày 30.9 mới đạt 28,9% kế hoạch vốn được giao.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hỗ trợ kinh doanh lãi suất 2%/năm tối đa 40.000 tỉ đồng thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng đề nghị Chính phủ quan tâm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện chính sách hỗ trợ 2% lãi suất này. Đồng thời cần làm rõ trách nhiệm trong việc triển khai kết quả thực hiện còn hạn chế.

Thị trường lao động chưa bền vững

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (đoàn Bình Định) cho biết, thời gian qua, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường thấp hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Tuy nhiên, số vốn đăng ký, số lao động đang có chiều hướng giảm.

Trong số các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, có phần lớn là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sử dụng nhiều người lao động, người phụ thuộc như: giày dép, dệt may, đồ gỗ, điện thoại và linh kiện…

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Đoàn Bình Định). Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (đoàn Bình Định). Ảnh: Phạm Thắng

Cho rằng số doanh nghiệp đang tăng về cơ học, nhưng thị trường lao động chưa bền vững, đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục đánh giá các gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trong phục hồi phát triển kinh tế, xã hội sau đại dịch, tiếp tục nghiên cứu chính sách giảm thuế, giãn nợ, bù đắp chi phí cho các doanh nghiệp, giảm khoản đóng góp cho doanh nghiệp như thuế, cho doanh nghiệp vay trả lương, hỗ trợ người lao động tiền thuê nhà…

Ngoài ra, cần đánh giá kỹ hơn số liệu doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động để có giải pháp cụ thể trong đào tạo học nghề, hỗ trợ lao động trong tìm kiếm lĩnh vực việc làm phù hợp. Cần đánh giá sâu hơn tác động của việc giảm số lượng việc làm, nhất là với những ngành có lực lượng lao động đông, lao động trẻ.

Đại biểu Triệu Thị Huyền (đoàn Yên Bái) cho hay, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên từ độ tuổi 15 -24 tuổi trong quý 3 năm 2023 là 7,86%, trong đó tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,35%, nông thôn là 6,60%... Tỉ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn là 13,5%, thành thị là 9,8%...

Đại biểu Triệu Thị Huyền nhấn mạnh thanh niên chính là lực lượng đông đảo tiên phong trong lao động sản xuất. Tuy nhiên, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao sẽ làm giảm động lực tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến chỉ tiêu tăng năng suất lao động xã hội và đến chính thu nhập, đời sống của thanh niên và gia đình họ, gây áp lực cho an sinh xã hội, đây cũng là nguyên nhân phát sinh các tệ nạn xã hội.

Vương Trần - Ngô Cường
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm doanh nghiệp ở Quảng Ngãi phá sản, trốn đóng bảo hiểm xã hội

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang gia tăng.

Đề xuất phương án chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội chỉ được rút tối đa 50%

PHẠM ĐÔNG |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất phương án sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Rút ngắn thời gian đóng để hạn chế người dân rời bỏ hệ thống Bảo hiểm Xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong giai đoạn từ 2016-2022, ước tính có khoảng 3,5 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và rời bỏ hoàn toàn hệ thống BHXH, chiếm tỉ lệ hơn 70% số lượt người hưởng BHXH một lần.

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững

NHÓM PV |

Chiều 2.11, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề "Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững", tại đây các chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp để giảm thiểu việc phát sinh rác nhựa ra môi trường từ hoạt động du lịch.

Làm rõ nguyên tắc đóng hưởng khi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đồng tình với việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 20 năm xuống còn 15 năm nhưng đề nghị làm rõ việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng và liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” khống.

Cải cách tiền lương, bác sĩ mong lương khởi điểm tăng

Thanh Hà |

Đội ngũ y bác sĩ mong rằng, với cải cách tiền lương, thu nhập của họ sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, thay vì chật vật như hiện nay.

Giải bài toán quản lý để du lịch Phú Quốc không thua trên sân nhà

Phạm Huyền |

Chuyên gia cho rằng, việc đánh giá và dự báo sai quy mô thị trường của cơ quan quản lý du lịch địa phương đã khiến lượng khách đến Phú Quốc sụt giảm mạnh, gây cú sốc lớn cho doanh nghiệp.

Lý do nhiều người phản ứng gay gắt với các giải chạy bộ tại Hà Nội

Thế Kỷ |

Chưa bao giờ phong trào chạy bộ lại được quan tâm như thời điểm này, cả về mặt tích cực và chưa tích cực.

Hàng trăm doanh nghiệp ở Quảng Ngãi phá sản, trốn đóng bảo hiểm xã hội

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang gia tăng.

Đề xuất phương án chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội chỉ được rút tối đa 50%

PHẠM ĐÔNG |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất phương án sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Rút ngắn thời gian đóng để hạn chế người dân rời bỏ hệ thống Bảo hiểm Xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong giai đoạn từ 2016-2022, ước tính có khoảng 3,5 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và rời bỏ hoàn toàn hệ thống BHXH, chiếm tỉ lệ hơn 70% số lượt người hưởng BHXH một lần.