Số ca mắc COVID-19 ở TPHCM đang có xu hướng "đi ngang"

VƯƠNG TRẦN |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các địa phương phải thiết lập ngay hệ thống đường dây nóng, các đội y tế cộng đồng đến từng khu dân cư để tiếp nhận, giám sát, hỗ trợ y tế tại chỗ cho bất kỳ người dân nào có triệu chứng nghi mắc COVID-19 cũng như các vấn đề sức khoẻ khác.

Những dấu hiệu tích cực

Chiều nay (13.8), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ Y tế cho biết, đến nay, biến thể Delta đã xuất hiện tại 142 nước và vùng lãnh thổ. Với biến thể Delta, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, dịch bệnh có thể kéo dài, nhất là tại TPHCM và các địa phương phía Nam. Một số tỉnh có nguy cơ bùng phát dịch trở lại, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân, gây tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội.

Đánh giá tình hình dịch, Bộ Y tế cho biết tại TPHCM đã bước đầu có những dấu hiệu tích cực, số mắc có xu hướng “đi ngang” sau thời gian triển khai quyết liệt các biện pháp theo Chỉ thị 16 và áp dụng lệnh giới nghiêm trên toàn địa bàn.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh Minh Đức
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh Minh Đức

Bộ Y tế đề xuất, nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch quyết liệt như hiện nay thì dịch bệnh tại TPHCM sẽ thực sự có xu hướng giảm trong một vài tuần tới. Các địa phương lân cận có mô hình dịch bệnh tương tự TPHCM ở giai đoạn đầu, đặc biệt tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An có nguy cơ bùng phát rất cao nếu không triệt để thực hiện các biện pháp chống dịch.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận cụ thể về những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chống dịch vừa qua ở các địa phương, nhất là tại TPHCM, để đưa vào kịch bản ứng phó dịch bệnh thời gian tới. Theo đó, nhấn mạnh kinh nghiệm lớn nhất tại các địa phương cho thấy trước hết phải bảo vệ vững chắc vùng an toàn (vùng xanh), đồng thời bao vây, thu hẹp vùng nguy cơ cao, rất cao (vùng cam, vùng đỏ).

Các thành viên Ban Chỉ đạo nêu rõ, trong điều kiện dịch bệnh xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, tất cả các địa phương đều cần thực hiện nghiêm túc phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để phát hiện những người đến, về từ địa phương khác. Khi thực hiện giãn cách xã hội nhất thiết phải thực hiện nghiêm, thực chất; tuyệt đối tránh tình trạng hình thức, “chặt ngoài, lỏng trong”. Khi đã thực hiện giãn cách xã hội phải đảm bảo đúng tinh thần “ai ở đâu ở đó”.

Xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 đề nghị các địa phương phải thiết lập ngay hệ thống đường dây nóng, các đội y tế cộng đồng đến từng khu dân cư để tiếp nhận, giám sát, hỗ trợ y tế tại chỗ cho bất kỳ người dân nào có triệu chứng nghi mắc COVID-19 cũng như các vấn đề sức khoẻ khác.

“TPHCM đã phổ biến các đơn thuốc, phương pháp tự chăm sóc, theo dõi, bảo vệ sức khỏe cho người dân tại các khu cách ly, phong toả… Để bảo đảm người dân không ra khỏi nhà trừ trường hợp thật cần thiết, các địa phương chủ động chuẩn bị phương án vận hành hệ thống phân phối hàng hoá, lương thực, thực phẩm bảo đảm thông suốt, trong đó những người thực hiện giao hàng phải được xét nghiệm định kỳ, tiêm vaccine, có dấu hiệu nhận diện, mã QR…”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, trong công tác xét nghiệm, từ thực tiễn TPHCM, Ban Chỉ đạo lưu ý có tình trạng một số địa phương lạm dụng xét nghiệm nhanh, “ngại” xét nghiệm RT-PCR, do đó, yêu cầu công tác xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khoa học, hiệu quả.

Đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, nếu cần xét nghiệm tầm soát cộng đồng ở những thời điểm nhất định thì thực hiện lấy mẫu đại diện gia đình, xét nghiệm mẫu gộp; dành nguồn lực xét nghiệm để tăng tần suất đối với khu vực bệnh viện, các đối tượng nguy cơ cao (phải di chuyển ra khỏi nhà), người cao tuổi, có bệnh nền. Chú ý hướng dẫn người dân tự lấy mẫu để giảm tải cho lực lượng y tế.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong đợt dịch thứ tư, cả nước đã ghi nhận 243.716 ca mắc, trong đó có 242.603 ca trong nước (99,5%), 86.328 người đã khỏi bệnh (35%) và 4.813 ca tử vong.

Trong đó, tại TPHCM ghi nhận 137.000 ca mắc, với hơn 105.000 ca trong thời gian giãn cách, liên quan đến 64 chuỗi lây nhiễm/ổ dịch trên địa bàn thành phố (20 ổ dịch đang diễn biến). Tại Bình Dương ghi nhận 36.776 ca, với hơn 34.000 ca ghi nhận trong thời gian giãn cách.

Tại Hà Nội, đã ghi nhận 2.056 ca mắc trong đợt dịch thứ tư tại tất cả các quận, huyện. Trong đó, 5 quận có số ca mắc cao trong cộng đồng là Đông Anh, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàn Kiếm.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine

ÁI VÂN |

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine.

Nghị quyết 86: Giải pháp đúc kết từ thực tiễn, tổng lực phòng, chống dịch

VƯƠNG TRẦN |

Nghị quyết 86 là nghị quyết tổng hợp nhất của Chính phủ về phòng, chống COVID-19, đề cập nhiều vấn đề, từ công tác tổ chức, các hoạt động chuyên môn, kinh phí… đến cơ chế hoạt động, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Nghị quyết đã mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch.

Bổ sung hơn 153 tỉ đồng cho Bộ Quốc phòng chống dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Nguồn kinh phí bổ sung này sẽ được mua sắm, hoán cải 5 xe xét nghiệm lưu động (53,5 tỉ đồng); bảo đảm khám chữa bệnh, mua vật tư, thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế (100 tỉ đồng) để phòng, chống dịch COVID-19.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine

ÁI VÂN |

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine.

Nghị quyết 86: Giải pháp đúc kết từ thực tiễn, tổng lực phòng, chống dịch

VƯƠNG TRẦN |

Nghị quyết 86 là nghị quyết tổng hợp nhất của Chính phủ về phòng, chống COVID-19, đề cập nhiều vấn đề, từ công tác tổ chức, các hoạt động chuyên môn, kinh phí… đến cơ chế hoạt động, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Nghị quyết đã mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch.

Bổ sung hơn 153 tỉ đồng cho Bộ Quốc phòng chống dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Nguồn kinh phí bổ sung này sẽ được mua sắm, hoán cải 5 xe xét nghiệm lưu động (53,5 tỉ đồng); bảo đảm khám chữa bệnh, mua vật tư, thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế (100 tỉ đồng) để phòng, chống dịch COVID-19.