THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC:

Sản xuất cái thị trường cần chứ không phải cái ta có

LAN HƯƠNG |

Sáng 23.4, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu. Tại hội nghị, Thủ tướng đưa ra những thông điệp mạnh mẽ về cơ cấu sản xuất, cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi thông thoáng, tránh những tiêu cực. Thủ tướng yêu cầu xem xét khởi tố, điều tra nghiêm túc vụ việc “cà phê trộn pin”, thuốc chữa ung thư từ bột than tre, bơm chất độc vào tôm… gây rúng động dư luận thời gian qua.

“Tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 15,8% nếu…”

Năm 2017 là một năm đặc biệt thành công của xuất khẩu. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỉ USD. Tính chung cả năm, xuất khẩu đạt 214 tỉ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành công thương. Mặc dù đây là kết quả tích cực, tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thẳng thắn chỉ ra khối FDI chiếm trên 70% xuất khẩu. Nếu không tính 2 mặt hàng là điện thoại và máy vi tính, linh kiện điện tử, tăng trưởng xuất khẩu cả nước năm 2017 chỉ đạt 15,8%.

Bộ trưởng cho biết: “Tăng trưởng xuất khẩu năm 2017 đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ ra những hạn chế và tồn tại trong kết quả xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017. Cụ thể, xuất khẩu chuyển từ dựa mạnh vào dầu thô sang dựa mạnh vào nhóm hàng điện tử (chiếm tới 33% tổng kim ngạch xuất khẩu). Khối FDI vẫn chiếm trên 70% xuất khẩu. Do sản xuất và xuất khẩu của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng (vì chiến tranh thương mại, vì dịch chuyển chuỗi cung ứng dưới tác động của các FTA trên thế giới...), xuất khẩu của ta sẽ chịu tác động mạnh hơn.

“Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao. Sản xuất manh mún khiến chất lượng nông-thủy sản không đồng đều, rất khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc.

Vấn đề an toàn thực phẩm tuy được cải thiện so với trước đây nhưng chưa thật sự bền vững. Đây đó vẫn xuất hiện tình trạng sản phẩm xuất khẩu bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thủy sản, hạt tiêu, gạo), ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của hàng Việt Nam” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

“Tôi sẽ trực tiếp kiểm tra Hải Phòng”

Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị. Để thúc đẩy xuất khẩu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc giảm chi phí ở các khâu rất quan trọng như chi phí logistics, chi phí vốn, thủ tục, chi phí tiền lương, trong đó, chi phí không chính thức hay chi phí “gầm bàn”… còn lớn.

Thủ tướng cho biết: “Chúng ta còn quá thủ công giữa người quản lý và người làm thủ tục xuất nhập khẩu, nên gặp nhau mới sinh ra tiêu cực, phức tạp trong quản lý. Cần thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, giảm thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trao đổi chứng từ”.

“Điểm ách tắc là thể chế, cần phải khắc phục các tồn tại thể chế pháp luật và cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường thông thoáng cho xuất nhập khẩu, nhất là trong thông quan, hậu kiểm. Nhiều khi do thể chế mà chúng ta ràng buộc sự phát triển. Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, tôi sẽ giao cho Phó Thủ tướng kiểm tra. Tôi sẽ trực tiếp kiểm tra ở Hải Phòng và Hải quan” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Một vấn đề nổi cộm nữa là quản lý chất lượng sản phẩm. Theo Thủ tướng, “cơ bản sản phẩm của Việt Nam có chất lượng tốt thì mới xuất khẩu được như thế nhưng đâu đó, còn mấy con sâu làm rầu nồi canh”.

“Cà phê phin nhưng lại biến thành cà phê pin. Trường hợp này tôi yêu cầu xem xét điều tra khởi tố các đối tượng liên quan”. Vụ thuốc chữa ung thư làm từ bột than tre, bơm chất độc vào tôm cũng được Thủ tướng yêu cầu điều tra nghiêm túc.

Thủ tướng chỉ đạo: “Nếu chúng ta không làm nghiêm túc sẽ bị mất uy tín. Chúng ta cần tạo nên phong trào cách mạng chống hàng gian hàng dối, hành vi làm ẩu, làm bừa”.

Thủ tướng lưu ý, phải nghiên cứu thị trường trước khi sản xuất. Do đó, cần liên tục phổ cập thông tin thị trường đến người sản xuất. Đánh giá cao nhiều ý kiến phát biểu về chiến lược xuất khẩu, Thủ tướng cho rằng, cần có chiến lược toàn diện để thúc đẩy xuất khẩu chứ không phải chắp vá trong phát triển. Nâng cao giá trị gia tăng của Việt Nam trong xuất khẩu với công việc cần làm trước mắt là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tạo liên kết với khu vực FDI, từ đó gia nhập và tiến lên chuỗi giá trị toàn cầu.

Xây dựng hệ thống logistics hậu cần hiện đại, thông suốt và phí rẻ hơn. Tìm kiếm, mở rộng và chinh phục thị trường một cách bài bản, hiệu quả hơn.

Thủ tướng yêu cầu các DN cần thâm nhập mạnh hơn vào các kênh phân phối của các tập đoàn bán lẻ như AEON, Lotte, Big C… bằng cách tăng năng lực cạnh tranh cả về chất lượng, giá bán. Thứ sáu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh phải tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm xuất khẩu sản phẩm thô, ít giá trị. “Phải sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái ta có” - Thủ tướng lưu ý.

Trước đó, sáng 9.4.2018, Báo Lao Động có bài điều tra “Nườm nượp cảnh kẹp tiền, đưa - nhận tại Hải quan Hải Phòng”, phản ánh tình trạng người dân, doanh nghiệp phải chi tiền “bôi trơn” cho cán bộ Hải quan Hải Phòng khi đến làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Sau đó, Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo về chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia - về việc xác minh, xử lý nghiêm cán bộ Hải quan Hải Phòng có hành vi tiêu cực, được báo phản ánh. Ngày 18.4.2018, Cục Hải quan Hải Phòng đã công bố mức kỷ luật khiển trách dành cho 5 cán bộ, công chức liên quan đến vụ bê bối này tại Chi cục Hải Quan cửa khẩu cảng Đình Vũ.

LAN HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.