Quyết liệt phòng chống dịch COVID-19, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Phạm Đông |

Về nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 6 và những tháng cuối năm 2021, Thủ tướng yêu cầu vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 143/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2021 ngày 31.5.2021.

Theo thông báo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp, tiếp thu đầy đủ ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện Tờ trình và Báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2021.

Thủ tướng cũng lưu ý phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 6 và những tháng cuối năm 2021. Cụ thể, về bối cảnh tình hình, khó khăn thách thức, cần làm rõ các thách thức trong thời gian tới như diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 cả trong nước và quốc tế, nhất là trong khu vực; các rủi ro về thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, bất ổn thị trường tài chính quốc tế, an ninh, đối ngoại; bất cập nội tại của nền kinh tế do tác động của dịch bệnh đến sản xuất kinh doanh; vướng mắc trong giải ngân đầu tư công chưa được xử lý triệt để; hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân, người lao động còn nhiều khó khăn.

Về mục tiêu, phấn đấu thực hiện các mục tiêu Quốc hội đã giao; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt công tác đối ngoại theo kế hoạch.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng Chính phủ lưu ý một số nội dung sau: Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình để đưa ra quyết sách kịp thời, chính xác, hiệu quả; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.

Quyết tâm khôi phục và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh; mở rộng các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết và kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân; yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả, thành công các chương trình, kế hoạch, các nhiệm vụ chính trị được giao.

Theo dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, giao: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 5.2021 trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia nhận định nguy cơ dịch COVID-19 tại TPHCM sau 2 chuỗi lây nhiễm

Thảo Anh - Tuấn Anh |

Sau khi phát hiện 2 chuỗi lây nhiễm COVID-19, nguy cơ dịch bệnh tại TPHCM rất lớn bởi biến chủng mới với thời gian ủ bệnh ngắn và khả năng lây nhiễm nhanh hơn.

TPHCM: Không để các chợ đầu mối "thất thủ" vì dịch COVID-19

MINH QUÂN |

Lượng hàng tại 3 chợ đầu tại TPHCM đáp ứng 70% thị trường thành phố nên nếu để dịch COVID-19 bùng phát, sẽ rất nguy hiểm. Do đó, công tác phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đang được đẩy mạnh nhằm kiểm soát chặt việc lây lan dịch bệnh.

Tương lai sau đại dịch COVID

Trần Thế Vinh |

Đại dịch COVID-19 nhanh chóng làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội ở quy mô chưa từng có. Lĩnh vực nào sẽ trở nên thiết yếu? Lĩnh vực nào có sức đề kháng tốt để có thể trụ vững qua đợt thảm họa của đại dịch? Lĩnh vực nào sẽ ngày càng thấm đòn và không thể gượng dậy?

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Chuyên gia nhận định nguy cơ dịch COVID-19 tại TPHCM sau 2 chuỗi lây nhiễm

Thảo Anh - Tuấn Anh |

Sau khi phát hiện 2 chuỗi lây nhiễm COVID-19, nguy cơ dịch bệnh tại TPHCM rất lớn bởi biến chủng mới với thời gian ủ bệnh ngắn và khả năng lây nhiễm nhanh hơn.

TPHCM: Không để các chợ đầu mối "thất thủ" vì dịch COVID-19

MINH QUÂN |

Lượng hàng tại 3 chợ đầu tại TPHCM đáp ứng 70% thị trường thành phố nên nếu để dịch COVID-19 bùng phát, sẽ rất nguy hiểm. Do đó, công tác phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đang được đẩy mạnh nhằm kiểm soát chặt việc lây lan dịch bệnh.

Tương lai sau đại dịch COVID

Trần Thế Vinh |

Đại dịch COVID-19 nhanh chóng làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội ở quy mô chưa từng có. Lĩnh vực nào sẽ trở nên thiết yếu? Lĩnh vực nào có sức đề kháng tốt để có thể trụ vững qua đợt thảm họa của đại dịch? Lĩnh vực nào sẽ ngày càng thấm đòn và không thể gượng dậy?