Quy trách nhiệm người đứng đầu nếu trẻ tử vong do tai nạn thương tích

Quỳnh Chi |

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

Ngày 26.5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

Chỉ thị cho biết, trong những năm qua, việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật về trẻ em, cơ chế bảo vệ trẻ em cơ bản được hoàn thiện; phần lớn các cấp, các ngành, toàn xã hội đã quan tâm và nhận thức về công tác trẻ em ngày một nâng cao; các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn; những vấn đề phát sinh về trẻ em được quan tâm giải quyết.

Tuy nhiên, một số vấn đề về trẻ em vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm hại trên môi trường mạng, tử vong do tai nạn, thương tích, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một số ngành nghề, lĩnh vực, suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi, an toàn, vệ sinh trong trường học, trẻ em bỏ học, thiếu thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em.

Nguyên nhân của những tồn tại trên do một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm, coi trọng đúng mức công tác này; việc áp dụng chế tài xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quyền trẻ em chưa nghiêm, chưa kịp thời; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa tiến hành thường xuyên, nghiêm túc; công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả; sự suy giảm thuần phong, mỹ tục, đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em; đổi mới công tác tuyên truyền, ưu tiên thời điểm, thời lượng phát sóng các chương trình về chính sách, pháp luật và bảo vệ trẻ em với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với các nhóm đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi pháp pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm chễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm "đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm"; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em.

Thủ tướng cũng chỉ thị Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công an; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tư pháp; Bộ Xây dựng; Bộ Giáo thông vận tải; Ủy ban Dân tộc; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai những biện pháp cụ thể.

Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tăng cường giám sát, phản biện việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết những vi phạm quyền trẻ em; tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội tham gia thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; tích cực tham gia phòng ngừa và hỗ trợ trẻ em, gia đình trẻ em là nạn nhân của các vụ việc bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích.

Thủ tướng đề nghị Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và các tổ chức xã hội tham gia xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; tiếp nhận, thu thập thông tin về các hành vi, vụ việc vi phạm quyền trẻ em, kịp thời chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để can thiệp, xử lý theo quy định của pháp luật.

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Vụ học sinh lớp 1 đứng ngoài trời nắng: Thiếu hiểu biết về quyền trẻ em

ANH THƯ |

Một học sinh lớp 1 bị cô giáo phê bình vì đi học sớm không chỉ là thiếu sự cảm thông với học sinh mà còn thiếu hiểu biết về quyền trẻ em.

Trẻ em bị đuối nước: Vai trò giám sát của gia đình, chính quyền địa phương

ANH THƯ |

Gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ trẻ em bị đuối nước thương tâm. Để đẩy lùi thực trạng này, cần có sự giám sát chặt chẽ của gia đình và chính quyền địa phương.

Vụ 3 trẻ em bị “bỏ rơi” chùa Linh Sơn: Dấu hiệu bất thường từ camera

Đặng Luân |

Theo lực lượng chức năng xã Sơn Hà (huyện Thái Thụy, Thái Bình), vụ 3 đứa trẻ liên tiếp bị “bỏ rơi” tại chùa Linh Sơn bộc lộ nhiều dấu hiệu bất thường trong quá trình thực hiện, trong đó, có bất thường từ hệ thống camera an ninh.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Vụ học sinh lớp 1 đứng ngoài trời nắng: Thiếu hiểu biết về quyền trẻ em

ANH THƯ |

Một học sinh lớp 1 bị cô giáo phê bình vì đi học sớm không chỉ là thiếu sự cảm thông với học sinh mà còn thiếu hiểu biết về quyền trẻ em.

Trẻ em bị đuối nước: Vai trò giám sát của gia đình, chính quyền địa phương

ANH THƯ |

Gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ trẻ em bị đuối nước thương tâm. Để đẩy lùi thực trạng này, cần có sự giám sát chặt chẽ của gia đình và chính quyền địa phương.

Vụ 3 trẻ em bị “bỏ rơi” chùa Linh Sơn: Dấu hiệu bất thường từ camera

Đặng Luân |

Theo lực lượng chức năng xã Sơn Hà (huyện Thái Thụy, Thái Bình), vụ 3 đứa trẻ liên tiếp bị “bỏ rơi” tại chùa Linh Sơn bộc lộ nhiều dấu hiệu bất thường trong quá trình thực hiện, trong đó, có bất thường từ hệ thống camera an ninh.