Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tính toán kịch bản tăng trưởng tối ưu

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, để bảo đảm tính khả thi của quy hoạch tổng thể quốc gia cần tính toán kỹ lưỡng kịch bản tăng trưởng, tránh việc xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng cao vượt quá khả năng đáp ứng nguồn lực đầu tư, cần bổ sung kịch bản tối ưu để đạt được các mục tiêu đề ra.

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những nội dung trọng tâm được trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khoá XV. Nội dung này sẽ được Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào hôm nay (7.1.2023).

Quy hoạch xác định rõ mục tiêu kinh tế năm 2030, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu gồm: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021-2030; trong đó vùng Đông Nam Bộ tăng khoảng 8-8,5%/năm, vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Trao đổi với Lao Động, qua nghiên cứu tài liệu, hồ sơ dự án luật, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, trong Quy hoạch tổng thể Quốc gia lần này đã xác định được khá toàn diện các hành lang kinh tế, với các trục dọc, trục ngang rõ ràng. Tuy nhiên, cần rà soát thêm để tối ưu hóa các hành lang kinh tế này.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) đề nghị Chính phủ cần làm rõ các nội dung liên quan đến nguồn lực và giải pháp thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia để tránh lúng túng khi triển khai. Bên cạnh đó, do đây là quy hoạch tổng thể quốc gia, mang tính khái quát, nên cũng cần làm rõ tính chi tiết của các nội dung trong quy hoạch này đến đâu.

Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: T.Vương
Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Trần Vương

Ông Phan Đức Hiếu cũng cho rằng cần tính toán kỹ lưỡng các kịch bản tăng trưởng kinh tế để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu. Mục tiêu năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD. 

“GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD. Như vậy, trong giai đoạn khoảng 10 năm tới, GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm lên gần 3.500 USD, tăng khoảng 80% so với hiện tại. Điều này cần sự cố gắng rất lớn trong giai đoạn này” - ông Hiếu phân tích.

Do vậy, theo ông Hiếu, để đạt được mục tiêu này chúng ta cần phải duy trì mức tăng trưởng cao trong các năm và cả giai đoạn. Trong khi đó, tình hình thế giới vẫn có nhiều biến động khó lường, đặc biệt thế giới vẫn có thể xuất hiện những thách thức an ninh phi truyền thống, tương tự như đại dịch COVID-19. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tăng trưởng. Do đó, cần rà soát, đánh giá một cách kỹ lưỡng để thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị). Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị). Ảnh: Phạm Thắng

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, các mục tiêu đưa ra phấn đấu đến năm 2030 trong Quy hoạch tổng thể quốc gia đưa ra khá cao. Do đó cần phải xem xét tính thực tế và khả thi của các mục tiêu cũng như các kịch bản tăng trưởng đặt ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều yếu tố bất định, khó lường như chiến tranh, dịch bệnh, lạm phát, biến đổi khí hậu, công nghệ và các mô hình kinh doanh mới sẽ là những yếu tố đầu vào then chốt, tác động đến doanh số của các kịch bản nêu ra...

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận thấy Báo cáo quy hoạch đề xuất 2 kịch bản phát triển, bao gồm: 

Kịch bản thấp với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,26%/năm giai đoạn 2021-2025, 6,34%/năm giai đoạn 2026-2030, 6,3%/năm cho cả giai đoạn 2021-2030, 6,49%/năm giai đoạn 2031-2050; 

Kịch bản phấn đấu với dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,63%/năm giai đoạn 2021-2025, 7,48%/năm giai đoạn 2026-2030, 7,05%/năm cho cả giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng trưởng có khả năng đạt 7,16%/năm trong giai đoạn 2031-2050. 

Theo Ủy ban Kinh tế, kịch bản thứ nhất được coi là kịch bản thận trọng, trong khi kịch bản thứ hai đòi hỏi phải phấn đấu cao hơn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, để bảo đảm tính khả thi của quy hoạch tránh việc xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng cao vượt quá khả năng đáp ứng nguồn lực đầu tư, cần cân nhắc nghiên cứu, bổ sung “kịch bản trung bình” tối ưu nhất giữa kịch bản thấp và kịch bản phấn đấu.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Hình thành 10 hành lang kinh tế trong quy hoạch tổng thể quốc gia

Nhóm PV |

Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn và gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế

Vương Trần |

Một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 cần được quan tâm đó là hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển.

Quy hoạch tổng thể: Hình thành 2 vùng động lực gắn với 2 cực tăng trưởng

Vương Trần |

Nội dung Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội; hình thành hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hình thành 10 hành lang kinh tế trong quy hoạch tổng thể quốc gia

Nhóm PV |

Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn và gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế

Vương Trần |

Một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 cần được quan tâm đó là hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển.

Quy hoạch tổng thể: Hình thành 2 vùng động lực gắn với 2 cực tăng trưởng

Vương Trần |

Nội dung Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội; hình thành hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...