Quốc hội thông qua gói hỗ trợ phục hồi KTXH gần 350 nghìn tỉ đồng

Vương Trần |

Giảm 2% thuế VAT; tăng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 176 nghìn tỉ đồng; phấn đấu giảm lãi suất  cho vay khoảng 0,5-1% trong 2 năm 2022 và 2023... là những điểm đáng chú ý trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua.

Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 từ 6,5-7%/năm

Chiều nay (11.1), với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: QH
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: QH

Theo đó, mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình đó là: Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025: tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm, các chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn.

Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, người dân.

Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Các chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KTXH

Chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gồm có chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách khác.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: T.Vương
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: T.Vương

Về chính sách tài khoá gồm có chính sách miễn, giảm thuế: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chính sách đầu tư phát triển: Tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176 nghìn tỉ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023. Trong đó có các khoản chi cho y tế; an sinh xã hội, lao động, việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng...

Về chính sách tiền tệ, dự thảo Nghị quyết nêu rõ: Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính toán hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5%-1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên;

Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng;

Sử dụng tối đa 46 nghìn tỉ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cần thiết.

Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế. Cân đối giải pháp về tiền tệ hỗ trợ Chương trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt...

Dự thảo Nghị quyết cũng nêu rõ, để có nguồn lực thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình, cho phép tăng bội chi ngân sách nhà nước trong 2 năm 2022 và 2023 bình quân 1-1,2% GDP/năm (tối đa 240 nghìn tỉ đồng).

Trong đó: Năm 2022, tăng khoảng 1,1% GDP (tối đa 102,8 nghìn tỉ đồng) so với dự toán đã được Quốc hội quyết định; năm 2023, Chính phủ tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước chung cho cả phần tăng thêm của Chương trình và của năm 2023, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định.

Theo tờ trình của Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gồm chính sách hỗ trợ tài khóa khoảng 291.000 tỉ đồng; chính sách hỗ trợ tiền tệ khoảng 46.000 tỉ đồng, hỗ trợ qua các quỹ khác gần 10.000 tỉ đồng và một số khoản khác. Tổng quy mô gói hỗ trợ gần 350.000 tỉ đồng.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu đề nghị rà soát kỹ gói hỗ trợ, phát triển nhà ở công nhân

Phạm Đông - Vương Trần |

Các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có thêm những giải pháp giữ chân người lao động, mở rộng đối tượng hỗ trợ và đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân.

Giải ngân các gói hỗ trợ: Sẽ hiệu quả hơn nếu đủ cơ sở dữ liệu lao động

ANH THƯ |

Trong những năm qua, nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được triển khai. Song, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ còn thấp. Các chuyên gia cho rằng: Do hạn chế về cơ sở dữ liệu lao động nên chính sách chưa phủ hết nhóm lao động.

Tìm giải pháp để xây dựng gói hỗ trợ tài khoá - tiền tệ phục hồi kinh tế

Cường Ngô |

Nói về gói hỗ trợ tài khoá và tiền tệ đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp, việc có gói hỗ trợ tiếp theo để khôi phục là cần thiết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Đại biểu đề nghị rà soát kỹ gói hỗ trợ, phát triển nhà ở công nhân

Phạm Đông - Vương Trần |

Các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có thêm những giải pháp giữ chân người lao động, mở rộng đối tượng hỗ trợ và đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân.

Giải ngân các gói hỗ trợ: Sẽ hiệu quả hơn nếu đủ cơ sở dữ liệu lao động

ANH THƯ |

Trong những năm qua, nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được triển khai. Song, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ còn thấp. Các chuyên gia cho rằng: Do hạn chế về cơ sở dữ liệu lao động nên chính sách chưa phủ hết nhóm lao động.

Tìm giải pháp để xây dựng gói hỗ trợ tài khoá - tiền tệ phục hồi kinh tế

Cường Ngô |

Nói về gói hỗ trợ tài khoá và tiền tệ đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp, việc có gói hỗ trợ tiếp theo để khôi phục là cần thiết.