Quốc hội nghe báo cáo triển khai 2 dự án xây dựng hồ chứa nước lớn

VƯƠNG HÀ CHUNG |

Sáng 2.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp 10, Quốc hội đã nghe báo cáo về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than (tỉnh Ninh Thuận) và Dự án hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An).

Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, Dự án hồ chứa nước sông Than được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt lần đầu tại Quyết định số 971/QĐ-UBND ngày 14.5.2010 với tổng mức đầu tư 716,587 tỉ đồng; diện tích sử dụng đất 801,15 ha nhưng dự án phải tạm dừng do khó khăn về nguồn vốn.

Năm 2016, do tình hình hạn hán xảy ra nghiêm trọng, nhu cầu cấp bách của việc chống hạn, dự án được đưa vào bố trí kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020. Năm 2017, tỉnh Ninh Thuận phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 855 tỉ đồng.

Mục tiêu của dự án: Cấp nước tưới cho 4.500 ha đất canh tác; cấp nước sinh hoạt cho khoảng 20.000 hộ dân vùng hạ lưu, cấp 24 triệu m3/năm cho các ngành kinh tế khác; cấp nước bổ sung cho các hồ chứa nước Lanh Ra, Tà Ranh và Bầu Zôn, cắt giảm lũ cho khu vực hạ du và tình trạng ngập úng.

Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 7.2018 đến nay đã triển khai xây dựng được khoảng 35% khối lượng công việc.

Dự án có phát sinh tiêu chí quan trọng quốc gia do có sử dụng 100,63 ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Vì vậy, Chính phủ đã có báo cáo số 455/BC-CP ngày 5.10.2020 để trình Quốc hội tại kỳ họp 10 về tình hình thực hiện dự án là tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật về đầu tư công.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh TTBC
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh TTBC

Việc Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 100,63 ha rừng phòng hộ để thực hiện dự án là đúng quy định; vị trí rừng phải chuyển đổi của dự án là bắt buộc để bảo đảm hiệu quả đầu tư công trình.

Về trồng rừng thay thế, dự án đã có phương án trồng rừng thay thế được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 2244 năm 2018; đến nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo việc trồng rừng thay thế với diện tích 595 ha.

Ngoài ra, UBND tỉnh Ninh Thuận cam kết “sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, sẽ phê duyệt kinh phí trồng rừng thay thế bổ sung theo quy định của Luật Lâm nghiệp”.

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 431,76 ha rừng (gồm rừng phòng hộ 100,63 ha; rừng sản xuất 309,48 ha; diện tích đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 21,65 ha) để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại Văn bản số 154/TTg-NN ngày 20.01.2006; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt dự án đầu tư năm 2009 và được khởi công năm 2010 nhưng đến năm 2011, dự án tạm dừng do Chỉ thị số 1792/CT-TTg.

Năm 2017, dự án được bố trí vốn trở lại trong trung hạn 2016-2020 để tiếp tục thực hiện và được Chính phủ cho phép phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I với tổng mức đầu tư là 4.455 tỉ đồng (vốn trái phiếu Chính phủ: 3.744 tỉ đồng; vốn doanh nghiệp: 711 tỉ đồng).

Mục tiêu của dự án: Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (tưới 18.871 ha), cấp nước cho công nghiệp, dân sinh; bổ sung nước về mùa kiệt cho sông Cả với lưu lượng 22 m3/s và cho 2 hệ thống thủy lợi lớn ở hạ du là Nam và Bắc Nghệ An; kết hợp phát điện (45 MW); tích nước phòng lũ, giảm lũ cho hạ du sông Hiếu; phục vụ phát triển công nghiệp, du lịch.

Đến nay, dự án đã triển khai xây dựng được khoảng 90% khối lượng công việc; lũy kế giải ngân đến nay đạt 83% và dự kiến đến cuối năm 2020 cơ bản hoàn thành giai đoạn I.

Dự án có phát sinh tiêu chí quan trọng quốc gia do có sử dụng 312,95 ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Vì vậy, Chính phủ đã có báo cáo số 462/BC-CP ngày 5/10/2020 để trình Quốc hội tại kỳ họp 10 về tình hình thực hiện dự án là tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật về đầu tư công.

Về chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án, đã thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về hồ sơ, trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng được thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Nghị định 83/2020/NĐ-CP. Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Thanh Hóa diện tích rừng tự nhiên phải chuyển đổi là 662,55 ha đều thuộc loại rừng nghèo, nghèo kiệt; vị trí rừng tự nhiên phải chuyển đổi của dự án là bắt buộc để bảo đảm hiệu quả đầu tư công trình.

Về trồng rừng thay thế để thực hiện dự án. Trong hồ sơ dự án, các tỉnh đều xây dựng phương án trồng rừng thay thế bằng việc nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để trồng rừng tại địa phương, đã tuân thủ nghiêm túc, đáp ứng các quy định của pháp luật.

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 1.131,22 ha đất rừng trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An (544,77 ha) và Thanh Hóa (586,45 ha), trong đó: 312,95 ha rừng phòng hộ, 661,08 ha rừng sản xuất và 157,19 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp để thực hiện Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An

VƯƠNG HÀ CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội dành 1 phút mặc niệm đồng bào tử nạn, chiến sĩ hy sinh do bão lũ

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Mở đầu ngày họp đầu tiên của kỳ họp 10, Quốc hội khoá XIV đợt thứ 2, Quốc hội đã dành 1 phút mặc niệm đồng bào tử nạn, chiến sĩ hy sinh do bão lũ.

Những cánh đồng "khát khô" bên bờ hồ chứa nước Đại Lải

Nhóm PV |

"Gia đình tôi ở đây mấy đời rồi. Mang tiếng ở cạnh hồ thủy lợi, nhưng bị dự án chặn hết, mương cũng chẳng có, nước thì không chảy ngược lên được, chết khô!". Người dân sinh sống ven hồ chứa nước Đại Lải (Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc) nghẹn giọng khi kể về những ngày phải sống trong cảnh "ở ngay cạnh hồ mà bị thiếu nước".

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều tỉnh đề xuất xây hồ chứa nước ngọt

NHẬT HỒ |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào mùa hạn mặn lịch sử. Nhiều nơi đang tính đến chuyện xây hồ chứa nước mưa để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Quốc hội dành 1 phút mặc niệm đồng bào tử nạn, chiến sĩ hy sinh do bão lũ

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Mở đầu ngày họp đầu tiên của kỳ họp 10, Quốc hội khoá XIV đợt thứ 2, Quốc hội đã dành 1 phút mặc niệm đồng bào tử nạn, chiến sĩ hy sinh do bão lũ.

Những cánh đồng "khát khô" bên bờ hồ chứa nước Đại Lải

Nhóm PV |

"Gia đình tôi ở đây mấy đời rồi. Mang tiếng ở cạnh hồ thủy lợi, nhưng bị dự án chặn hết, mương cũng chẳng có, nước thì không chảy ngược lên được, chết khô!". Người dân sinh sống ven hồ chứa nước Đại Lải (Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc) nghẹn giọng khi kể về những ngày phải sống trong cảnh "ở ngay cạnh hồ mà bị thiếu nước".

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều tỉnh đề xuất xây hồ chứa nước ngọt

NHẬT HỒ |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào mùa hạn mặn lịch sử. Nhiều nơi đang tính đến chuyện xây hồ chứa nước mưa để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.