Quốc hội lập đoàn giám sát về huy động nguồn lực phòng, chống COVID-19

NHÓM PV |

Với 94,18% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Sáng 14.6, Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập 2 đoàn giám sát của Quốc hội, giám sát 2 chuyên đề đã được Quốc hội lựa chọn cho năm 2023.

Theo đó, với 475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, có 469 tán thành (chiếm 94,18%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Một là, Đoàn giám sát về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Quốc hội phân công ông Nguyễn Khắc Định, Phó chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn giám sát này.

Nghị quyết cũng nêu rõ phạm vi giám sát là việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2020 - 2022; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng từ ngày 1.1.2018 (sau khi Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25.10.2017) đến ngày 31.12.2022 trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nội dung giám sát gồm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc: Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực (bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực) phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19;

Thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở (Tổ chức hệ thống y tế cơ sở, điều kiện bảo đảm và công tác tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan); thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng (Đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy, điều kiện bảo đảm và công tác tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan);

Đoàn giám sát có trách nhiệm kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên làm việc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên làm việc.

Đoàn giám sát thứ hai được Quốc hội thành lập là về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030".

Ông Trần Quang Phương, Phó chủ tịch Quốc hội sẽ làm Trưởng đoàn đoàn giám sát này.

Phạm vi giám sát được quy định là việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới từ tháng 7.2021 đến hết tháng 6.2023 trên phạm vi cả nước;

Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững từ tháng 7.2021 đến hết tháng 6.2023 trên phạm vi cả nước;

Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ tháng 7.2020 đến hết tháng 6.2023 trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát ở Trung ương gồm Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan liên quan. Ở địa phương là những nơi có triển khai các chương trình trên.

Nội dung giám sát: đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Quản lý nguồn lực phòng chống dịch COVID-19 được Quốc hội giám sát tối cao

Nhóm PV |

Hai chuyên đề: "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19" và "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025" sẽ được Quốc hội giám sát tối cao trong năm 2023.

Trình Quốc hội thảo luận chọn 2 trong 4 chuyên đề giám sát tối cao năm 2023

Nhóm PV |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, bất động sản

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý Chính phủ tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Cần có giải pháp hướng dòng tiền trở lại sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Quản lý nguồn lực phòng chống dịch COVID-19 được Quốc hội giám sát tối cao

Nhóm PV |

Hai chuyên đề: "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19" và "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025" sẽ được Quốc hội giám sát tối cao trong năm 2023.

Trình Quốc hội thảo luận chọn 2 trong 4 chuyên đề giám sát tối cao năm 2023

Nhóm PV |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, bất động sản

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý Chính phủ tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Cần có giải pháp hướng dòng tiền trở lại sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.