Quốc hội chất vấn công tác phòng chống tham nhũng trong hoạt động kiểm toán

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay, các đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, từ 8h đến 8h50 ngày 5.6, Bộ trưởng Bộ Công Thương và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời chất vấn.

Từ 9h đến 11h30, Chủ tịch Quốc hội chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán.

Nội dung chất vấn gồm trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm.

Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước.

Giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Người trả lời chất vấn là Tổng Kiểm toán Nhà nước; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Trước đó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn có báo cáo số 599/KTNN-TH về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn.

Theo báo cáo, trong 5 năm gần nhất (từ năm 2019 đến năm 2023), KTNN đã kiểm toán và phát hành 1.345 Báo cáo kiểm toán, đã kiến nghị 331.367,4 tỉ đồng (gồm tăng thu ngân sách nhà nước 30.539,6 tỉ đồng; giảm chi ngân sách nhà nước 96.183,8 tỉ đồng; kiến nghị khác 204.644 tỉ đồng),

Đồng thời kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung 1.069 văn bản gồm 14 văn bản luật, 1 nghị quyết của Quốc hội; 16 quyết định; 42 Nghị định; 124 thông tư và 872 văn bản khác; 663 báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

KTNN đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.

Về công tác phòng chống tham nhũng, KTNN đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, kiểm soát quyền lực và đấu tranh, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong nội bộ ngành.

Tăng cường các cuộc thanh tra công vụ, kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất các cuộc kiểm toán; đồng thời triển khai đầy đủ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng từ việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, kê khai thu nhập, tài sản của công chức và trong công tác cán bộ theo quy định.

Buổi chiều, Chủ tịch Quốc hội chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:

- Công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách đối với vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật; giải quyết việc làm cho vận động viên, nghệ sĩ sau thời kỳ thi đấu, biểu diễn đỉnh cao.

- Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch trong năm 2024 và những năm tiếp theo; giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm.

- Chính sách đặc thù, thu hút đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Người trả lời chất vấn: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Kiểm toán Nhà nước nói về các sai phạm tại Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn

Lam Duy |

Các sai phạm của Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn liên quan đến các dự án đầu tư công, thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, nhưng không phải là đơn vị được kiểm toán theo Luật Kiểm toán Nhà nước.

Chuyển 19 vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán đến cơ quan điều tra

NHÓM PV |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra tồn tại trong chỉ định thầu dự án đầu tư hạ tầng ở Lạng Sơn

Lam Duy |

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại, sai sót tại tỉnh Lạng Sơn khi thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng theo chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.