Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”

Nguyễn Hà |

Theo PGS-TS Phạm Văn Linh, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, rút ra một số kinh nghiệm. Trong đó, ông nhấn mạnh, quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân…

5 bài học kinh nghiệm

Thông tin về các nội dung cốt lõi của dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, PGS-TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết Đại hội XIII được tiến hành theo phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”.

Ông Linh cho hay, Dự thảo báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII gồm 15 mục lớn với 15 vấn đề lớn. Đây là những vấn đề lớn, có tính trọng tâm và bao quát. Trong báo cáo Chính trị đánh giá được kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, diện mạo đất nước… Đặc biệt phần tổng kết đánh giá này, đánh giá một cách khách quan, có tầm bao quát của đất nước. Trước hết là tình hình đất nước sau 5 năm qua và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới.

Theo PGS-TS Phạm Văn Linh, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, rút ra một số kinh nghiệm. Đó là, đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức cán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, tự chuyển hoá trong nội bộ, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí… Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”…

Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân…Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo… Xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, đảm bảo hài hoà giữa kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và chính trị, văn hoá, xã hội…

Chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động bất ngờ; kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.

Người dân làm thì phải được thụ hưởng

Trao đổi về những điểm đột phá được xác định trong dự thảo văn kiện có điểm khác so với trước đây, GS-TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ phó Thường trực Tổ biên tập văn kiện Đại hội XIII - cho biết, trong phần cuối của dự thảo Báo cáo chính trị có nhấn đến 3 đột phá chiến lược: Thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng. Đây là ba đột phá chiến lược có tính lâu dài, nhưng quan trọng là trong từng giai đoạn cụ thể thì xác định nội dung đột phá thế nào.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, lần này văn kiện không chỉ đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, mà đánh giá 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991. Mục tiêu định hướng không chỉ 5 năm, 10 năm, mà còn đưa ra tầm định hướng đến năm 2045 gắn với hai cột mốc quan trọng 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 thành lập nước vào năm 2045. Như thế, tầm bao quát rộng hơn nhiều. Đây là một bản văn kiện có nhiều điểm mới về tư tưởng và có cả một hệ quan điểm chỉ đạo.

Một điểm mới nữa là trong việc xác định mục tiêu, dự thảo văn kiện vừa kế thừa cách tiếp cận truyền thống, vừa tiếp cận với các chuẩn mực chung của thế giới. Bên cạnh đó, còn có điểm mới trong việc định hướng đột phá chiến lược các lĩnh vực phát triển cơ bản như kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Theo PGS-TS Phùng Hữu Phú, Văn kiện Đại hội nào cũng đặt nhân dân là chủ thể và luôn luôn đề cao vai trò to lớn của nhân dân, nhưng trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII không chỉ nhấn mạnh phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mà còn nhấn mạnh yếu tố “nhân dân thụ hưởng”. Làm rõ thêm về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho biết, do yêu cầu phát triển đất nước rất cao và trước bối cảnh rất nhiều thời cơ thuận lợi và đầy thử thách thì vai trò của nhân dân càng lớn hơn. Do đó Văn kiện lần này tiếp tục phát triển tư duy về nhân dân.

“Trước đây chúng ta nói cơ chế dân chủ: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưng lần này thêm “dân giám sát và dân thụ hưởng”. Cái đó là quy luật, làm thì phải được thụ hưởng, còn nếu làm mà không thụ hưởng thì không ai làm. Động lực chính là lợi ích. Lợi ích phải hài hòa tổng thể lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Bây giờ chúng ta phải hoàn thiện điều này” - ông Phú nhấn mạnh.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Góp ý văn kiện: Bảo vệ được cán bộ thì mới có đổi mới, sáng tạo, đột phá

Vương Hà Chung |

Góp ý vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, đại biểu Đào Thanh Hải (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng đổi mới sáng tạo, đột phá giữa đúng và sai rất mong manh, “vô cùng mong manh”.

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Phương Thúy - Đồng Hồng |

Ngày 6.11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII: Quán triệt sâu sắc bài học "dân là gốc"

Vương Trần |

Một trong những bài học sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII đó là quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Góp ý văn kiện: Bảo vệ được cán bộ thì mới có đổi mới, sáng tạo, đột phá

Vương Hà Chung |

Góp ý vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, đại biểu Đào Thanh Hải (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng đổi mới sáng tạo, đột phá giữa đúng và sai rất mong manh, “vô cùng mong manh”.

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Phương Thúy - Đồng Hồng |

Ngày 6.11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII: Quán triệt sâu sắc bài học "dân là gốc"

Vương Trần |

Một trong những bài học sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII đó là quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới.