KỶ NIỆM 90 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG:

Phòng, chống tham nhũng để tạo môi trường trong sạch, liêm chính

Ths Văn Thị Thanh Hương – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật |

Phòng, chống tham nhũng là chủ trương lớn của Đảng đang được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả. Cùng với quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ tích cực của nhân dân, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng cần tiếp tục được đổi mới. Phòng, chống tham nhũng để tạo một môi trường “sạch” và liêm chính, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có chức quyền tại các cơ quan công quyền trong hệ thống chính trị “không thể tham nhũng” và “không dám tham nhũng”.

Đưa ra khỏi Đảng những cán bộ, đảng viên vi phạm

Tham nhũng là vấn nạn gây thiệt hại nặng nề về nhiều mặt, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào các cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên đảm nhiệm các vụ trí “có quyền, có chức”. Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp và lâu dài.

Để đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần thiết thực vào xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm. Đó là:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành chức năng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên và mỗi người dân về quyết tâm của Đảng, Nhà nước đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đưa nội dung đấu tranh phòng, chống tham nhũng vào sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đảng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Đồng thời, nâng cao và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng trong thực thi trọng trách được giao gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo Quy định số 08-Qđi/TW ngày 25.10.2018 của Ban Chấp hành Trung ương về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường phối hợp và kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng. Một mặt để tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị. Mặt khác, thông qua đó để đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch lợi dụng phòng, chống tham nhũng để chống phá Đảng, Nhà nước. Chủ động thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm, bất kể là ai, giữ chức vụ gì; về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Thông qua tuyên truyền về kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và đưa ra khỏi Đảng những cán bộ, đảng viên vi phạm, góp phần làm trong sạch bộ máy, tạo động lực về khí thế, sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.

Chìa khóa then chốt để phòng, chống tham nhũng

Thứ ba, tiếp tục gắn việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Quy định số 47 - QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Những điều đảng viên không được làm”… và các quy định khác của Đảng. Qua đó mỗi người hằng ngày đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân; kiên quyết chống tư tưởng trục lợi và các biểu hiện cơ hội, thực dụng, lạm dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm”.

Thứ tư, phải công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức… nhà nước nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong thực hiện chức trách, công vụ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Việc công khai, minh bạch không chỉ góp phần để những người “có chức, có quyền” hiểu rằng mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để vụ lợi, trục lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý, mà còn để người dân nhận biết để được các quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật và đỏi hỏi các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đúng quy định đó.

Theo đó cần công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính, cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, huy động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, công tác tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ, tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. Đây là “chìa khóa then chốt” để đảm bảo đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiệu quả, thành công.

Thứ năm, tham khảo kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới để có thể vận dụng trong quá trình xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế, phân cấp, quy định rõ chức năng cho các ngành, các cấp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Bổ sung một số hành vi tham nhũng thuộc tội phạm tham nhũng; ban hành các quy định về bảo vệ, khen thưởng người có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng;

Phòng, chống tham nhũng là chủ trương lớn của Đảng đang được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả. Tham nhũng được ngăn chặn và từng bước được đẩy lùi góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ tích cực của nhân dân, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng cần tiếp tục được đổi mới, gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực hiện tốt mối quan hệ giữa quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng để tạo một môi trường “sạch” và liêm chính, theo đó, đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có chức quyền tại các cơ quan công quyền trong hệ thống chính trị “không thể tham nhũng” và “không dám tham nhũng”.

Ths Văn Thị Thanh Hương – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật
TIN LIÊN QUAN

Không có ngoại lệ trong phòng, chống tham nhũng

Báo Lao Động |

Ngày 22.1, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã chúc tết các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cán bộ lãnh đạo các cơ quan Trung ương và Hà Nội.

Đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi trong phòng, chống tham nhũng

. |

Sáng 30.12, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2020, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng.

Tìm giải pháp chống tham nhũng trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

Vương Trần |

Ngày 3.12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khu vực lần thứ 10 sáng kiến chống tham nhũng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự kiện do Thanh tra Chính phủ, ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Không có ngoại lệ trong phòng, chống tham nhũng

Báo Lao Động |

Ngày 22.1, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã chúc tết các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cán bộ lãnh đạo các cơ quan Trung ương và Hà Nội.

Đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi trong phòng, chống tham nhũng

. |

Sáng 30.12, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2020, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng.

Tìm giải pháp chống tham nhũng trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

Vương Trần |

Ngày 3.12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khu vực lần thứ 10 sáng kiến chống tham nhũng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự kiện do Thanh tra Chính phủ, ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức.