Phòng chống dịch COVID-19 trên biên giới Tây Nam: Quyết liệt và tình người

LỤC TÙNG |

Với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, những ngày qua, công tác phòng ngừa dịch COVID-19 được các địa phương tại các tỉnh biên giới Tây Nam nâng cấp ở mức chủ động ngăn chặn từ xa. Nhưng đằng sau sự quyết liệt vẫn còn đó những “mềm mại” đầy tính nhân văn.

Quyết liệt “trên từng cây số”

Sáng 24.3, tỉnh Kiên Giang tổ chức họp khẩn về công tác ứng phó dịch COVID-19 trong tình hình mới. Là địa phương có trên 3.000 công dân, Việt kiều đang sinh sống tại Campuchia nên công tác phòng ngừa từ xa được Kiên Giang đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh ở mức cao nhất. Theo đó, bên cạnh chủ động bố trí 35 điểm tập trung cách ly y tế với 2.425 giường, tỉnh cũng đã xây dựng các tình huống và giải pháp xử lý trên tuyến biên giới.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng cũng lưu ý việc tăng cường lực lượng kiểm soát tại các chốt chặn kiểm soát trong vành đai biên giới. Ngoài ra, tỉnh bố trí thêm lực lượng tuần tra cơ động dọc tuyến biên giới. Đặc biệt là việc cương quyết không tiếp nhận nhập cảnh vào Kiên Giang qua huyện Phú Quốc.

Chiều 23.3, tỉnh An Giang khẩn cấp triệu tập cuộc họp trực tuyến nhằm nâng mức ứng phó với dịch COVID-19. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu các cơ quan chức năng triển khai nhanh các biện pháp ứng phó ở mức độ cao nhất có thể, nhất là công tác ngăn ngừa từ xa. Ông yêu cầu lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp cùng lực lượng Quân sự, Công an quản lý chặt chẽ cửa khẩu, chốt chặn tất cả đường mòn, lối mở...

Trước đó, An Giang cũng đã tổ chức nhiều điểm cách ly tập trung đón đồng bào từ bên kia biên giới về nước tại các địa phương dọc theo biên giới như huyện Tri Tôn, An Phú, Tân Châu. Đây được xem là phản ứng nhanh của địa phương có gần 100km đường biên giáp với Campuchia trong thời điểm dịch COVID-19 đang rất phức tạp.

Cùng lúc này, Đồng Tháp cũng dồn sức cho cuộc “tổng tiến công” với dịch. Bên cạnh việc nâng cấp khu cách ly tại Trường Quân sự tỉnh thành Bệnh viện dã chiến trong nội biên, tỉnh cũng tăng cường công tác phòng ngừa từ xa trên tuyến biên giới. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương ký hỏa tốc văn bản đề nghị những đơn vị có liên quan phối hợp với đơn vị chức năng của phía Campuchia triển khai các công tác liên quan đến việc quản lý biên giới trong thời gian tạm dừng xuất cảnh, nhập cảnh theo thống nhất giữa hai quốc gia...

Vẫn “mềm mại” tình người

Cương quyết áp dụng các biện pháp để tăng cường phòng ngừa từ xa trên toàn tuyến biên giới, nhưng lãnh đạo các địa phương trên biên giới Tây Nam vẫn nhất quán tinh thần nhân văn trên cơ sở tôn trọng mối quan hệ lâu đời, truyền thống của cư dân hai quốc gia, nhất làm đảm bảo ổn định đời sống, sinh hoạt của cư dân ven biên.

Phát biểu tại cuộc họp ứng phó dịch COVID-19 vào sáng 24.3, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng nói rằng, quyết liệt nhưng mọi hành động, ứng xử trong quá trình thực thi phòng chống dịch COVID-19 phải được quán triệt trên tinh thần nhất quán: “Tất cả công dân Việt Nam và Việt kiều Campuchia khi về nước phải được tiếp nhận một cách chu đáo, không được phân biệt đối xử”.

Tại Đồng Tháp, nhằm đảm bảo truyền thống trao đổi nhu yếu phẩm giữa người dân bên kia biên giới với người dân Việt Nam trong những ngày tạm “đóng cửa khẩu”, nhiều địa phương đã sáng tạo ra cách làm rất thiết thực. Điển hình là cách làm của Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp). Do xã Coroka (huyện Peam Chor, tỉnh Prây Veng, Campuchia) chưa có chợ và điểm mua bán hàng hóa, nhu yếu phẩm nên việc tạm đóng cửa khẩu khiến người dân bên kia biên giới gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế này, đồn biên phòng đã linh động thành lập điểm trao đổi hàng hóa để người dân Campuchia tiếp cận nguồn nhu yếu phẩm, thực phẩm trên cơ sở giám sát chặt chẽ của lực lượng bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu. Cụ thể, người dân bên kia biên giới điện thoại liên lạc mặt hàng, số lượng. Trên cơ sở này, người Việt Nam mang hàng đến bàn tiếp nhận, sau đó người dân bên Campuchia nhận hàng và để tiền lại trên bàn, người bán sẽ lấy tiền sau. Nhờ đó, dù đã đóng cửa khẩu, nhưng những ngày qua, việc trao đổi hàng hóa của người dân bên phía xã Coroka vẫn đảm bảo thông suốt, an toàn... Việc làm này gợi mở nhiều bài học cho các địa phương trong việc thích ứng với công tác chống dịch.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường phòng dịch COVID-19 đảm bảo an toàn bay

Lâm Anh |

Dù dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, vận tải. Tuy nhiên, nhiều hành khách đi máy bay cho biết rất yên tâm trước những biện pháp phòng chống dịch mà cơ quan chức năng và các hãng hàng không đã thực hiện.

Bộ đội biên phòng xuyên đêm canh biên giới để phòng dịch COVID-19

Hưng Thơ |

Từ ngày 18-24.3, lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã lập các chốt chặn, tổ chức phát tờ rơi, tuyên truyền cho người dân về cách phòng dịch COVID-19.

Lắp đặt 100 trạm rửa tay dã chiến trên 63 tỉnh thành phòng dịch COVID-19

Lê Hoan - Hoàng Cường |

Nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị kêu gọi lắp đặt hơn 100 trạm rửa tay dã chiến trên cả nước nhằm đẩy lùi dịch bệnh.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tăng cường phòng dịch COVID-19 đảm bảo an toàn bay

Lâm Anh |

Dù dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, vận tải. Tuy nhiên, nhiều hành khách đi máy bay cho biết rất yên tâm trước những biện pháp phòng chống dịch mà cơ quan chức năng và các hãng hàng không đã thực hiện.

Bộ đội biên phòng xuyên đêm canh biên giới để phòng dịch COVID-19

Hưng Thơ |

Từ ngày 18-24.3, lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã lập các chốt chặn, tổ chức phát tờ rơi, tuyên truyền cho người dân về cách phòng dịch COVID-19.

Lắp đặt 100 trạm rửa tay dã chiến trên 63 tỉnh thành phòng dịch COVID-19

Lê Hoan - Hoàng Cường |

Nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị kêu gọi lắp đặt hơn 100 trạm rửa tay dã chiến trên cả nước nhằm đẩy lùi dịch bệnh.