Phó Thủ tướng yêu cầu điều hành giá phù hợp khi bắt đầu tăng lương từ 1.7

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu cần dự báo sát tình hình thực tế, hết sức cẩn thận, không được chủ quan, để sẵn sàng các phương án quản lý, điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả khi thực hiện tăng lương từ ngày 1.7.2024.

Chiều 23.1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá - chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024.

Theo Văn phòng Chính phủ, phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý, từ ngày 1.7.2024 sẽ thực hiện tăng lương, bên cạnh đó chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên, nhiều yếu tố khó lường như biến động giá cả của một số mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, thực phẩm, thiên tai, biến đổi khí hậu)... Do đó, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần dự báo sát tình hình thực tế, hết sức cẩn thận, không được chủ quan, để sẵn sàng các phương án quản lý, điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Về công tác quản lý, điều hành giá năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ ngành tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, khắc phục những tồn tại, hạn chế để triển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá kịp thời, hiệu quả.

Trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán. Tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động hơn nữa, chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công thiết yếu, quan trọng theo lộ trình thị trường, đặc biệt là giá dịch vụ y tế, giáo dục, mặt hàng xăng dầu.

Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động trong việc tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách.

Các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động đến CPI để từ đó thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Nhấn mạnh yêu cầu chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá cả năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung cầu hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, không được để đứt gãy nguồn cung; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả trước các diễn biến bất thường trong cung ứng hàng hóa.

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp.

Chủ động dự báo và có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là trong các thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác, vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải… không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường.

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn luật giá, không để xảy ra khoảng trống pháp lý trong quản lý, điều hành giá.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí trong việc cung cấp thông tin chính xác, chính thống, kịp thời về tình hình giá cả các mặt hàng trong phạm vi quản lý để kịp thời truyền tải đến người dân và kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đối tượng nào được tăng lương hưu từ ngày 1.7.2024?

Nhóm PV |

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 từ ngày 1.7.2024 sẽ thực hiện đồng thời cải cách tiền lương và tăng lương hưu. Vì thực hiện 2 cải cách nên sẽ có 2 trường hợp tăng lương hưu sau cải cách tiền lương.

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Sau năm 2024, tiếp tục điều chỉnh tăng lương để bù trượt giá

Vương Trần |

Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung cải cách theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (dự kiến thực hiện từ ngày 1.7.2024).

Bắt cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Nhân Chiến - cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh - bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam với cáo buộc có hành vi "Nhận hối lộ".

Bắc Ninh điều nhân sự thay Giám đốc Sở chơi golf giờ hành chính

TRÍ MINH |

Ngày 24.1, theo tìm hiểu của PV Lao Động, UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản giao nhân sự phụ trách, điều hành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) sau khi ông Đặng Trần Trung bị cho thôi chức liên quan vụ chơi golf giờ hành chính.

Cận cảnh kho hàng lậu của ông trùm pháo hoa tại La Phù, Hoài Đức

PV |

Bên trong cửa hàng cắt tóc gội đầu tại La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), kho hàng của ông "trùm" phân phối pháo hoa trên chợ mạng được xây dựng với vô vàn mối nguy về an toàn phòng cháy chữa cháy. Cận cảnh kho pháo lậu được phóng viên ghi nhận.

Tân Bí thư Quảng Nam: Vinh dự lớn nhưng trách nhiệm cũng hết sức nặng nề

Hoàng Bin |

Với cương vị mới, tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết chia sẻ, đây là vinh dự lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề. Ông cho biết sẽ rèn luyện để vượt qua khó khăn, thử thách, hết lòng vì sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.

Bố trí công tác phù hợp cho Đại úy Công an bị mất 2 chân khi bắt cát tặc

QUANG PHƯƠNG |

Hiện sức khỏe của Đại úy Công an Trần Hoàng Ngôi đã ổn định và đang điều trị vật lý trị liệu để lắp chân giả. Sau khi hồi phục, Ban Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long sẽ bố trí vị trí công tác đảm bảo phù hợp.

Đối tượng nào được tăng lương hưu từ ngày 1.7.2024?

Nhóm PV |

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 từ ngày 1.7.2024 sẽ thực hiện đồng thời cải cách tiền lương và tăng lương hưu. Vì thực hiện 2 cải cách nên sẽ có 2 trường hợp tăng lương hưu sau cải cách tiền lương.

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Sau năm 2024, tiếp tục điều chỉnh tăng lương để bù trượt giá

Vương Trần |

Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung cải cách theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (dự kiến thực hiện từ ngày 1.7.2024).