Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tinh gọn bộ máy để cải cách tiền lương

Phạm Đông |

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cải cách chính sách tiền lương phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp mang tính đột phá, căn cơ nhất là phải sắp xếp, tinh giản bộ máy, giảm biên chế, số lượng người hưởng lương từ ngân sách.

Cải cách tiền lương phải tiến hành đồng bộ 

Chiều 30.1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã làm việc với Bộ Nội vụ và đưa ra thông điệp đầu năm 2020 về cải cách chính sách tiền lương.

Báo cáo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết, Bộ Nội vụ đã có công văn đề nghị các bộ, cơ quan hoàn thiện báo cáo chính thức về xây dựng bảng lương và phụ cấp theo nghề căn cứ dự thảo thiết kế bảng lương mới. Đến nay đã có 14 bộ, cơ quan có báo cáo.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đã có công văn  gửi các bộ, cơ quan Trung ương và UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Nghị quyết số 107/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Đến nay, 28/36 bộ, cơ quan Trung ương và 41/63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã gửi báo cáo. 

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết 107 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27. Hiện đang cân nhắc thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào ngày 1.1.2021 hay 1.7.2021, tùy theo sự chuẩn bị của các cơ quan liên quan.

Phó Thủ tướng cho rằng, cải cách chính sách tiền lương phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó hai giải pháp mang tính đột phá, căn cơ nhất là phải sắp xếp, tinh giản bộ máy, giảm biên chế, số lượng người hưởng lương từ ngân sách theo tinh thần Nghị quyết 27 và Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị theo chỉ tiêu đến năm 2021 phải giảm được ít nhất 10%; đồng thời phải tạo được nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo tại buổi làm việc.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Thành Chung

Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị đã ban hành chương trình công tác năm 2020 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong đó việc đầu tiên là xây dựng hệ thống các chức danh, chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị và vị trí việc làm, do Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ban cán sự Đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị.

Liên quan đến xây dựng các nội dung quy định cụ thể về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Phó Thủ tướng cho biết đây là một đề án lớn, phải trình Bộ Chính trị xem xét và quyết định trong năm 2020 để có căn cứ xây dựng các bước tiếp theo.

Điểm ra một số việc Bộ Nội vụ phải thực hiện trong quý I/2021 như dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 55 của Chính phủ về việc thành lập, giải thể và cơ cấu tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định sửa đổi Nghị định 41 liên quan đến biên chế, vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ sớm trình để ban hành.

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Từ kết quả tinh giản biên chế, Phó Thủ tướng nhận định đến năm 2021 có thể đạt được chỉ tiêu tinh giản 10%. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường sắp xếp lại các điểm trường, nhằm tiết kiệm tài sản, chi phí để nuôi bộ máy, tiết kiệm được giáo viên, từ đó bổ sung cho giáo viên ở những nơi còn thiếu.

Phó Thủ tướng cho rằng trong năm 2020 phải tăng cường kiểm tra, rà soát kỹ và Bộ Nội vụ có thể phải thành lập các đoàn liên ngành đi kiểm tra việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập để đạt được mục tiêu giảm được số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong khối đơn vị sự nghiệp, kể cả y tế và giáo dục.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ tiếp tục quán triệt và triển khai việc tinh giản biên chế để tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sắp xếp lại, tinh gọn đầu mối, đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực giáo dục.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến việc phải tiếp tục quyết liệt thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương. Cùng với đó, các Ban, Bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương.

"Phải dành đủ 40% tăng thu thực hiện của ngân sách TƯ và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để bố trí nguồn cải cách tiền lương", Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ, Ban cán sự Đảng Chính phủ, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm và rà soát các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở để hoàn thiện Bảng phân loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị. Trong đó cần lưu ý đến các khối cơ quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát).

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Tiền lương bình quân của người lao động đạt gần 8 triệu đồng/tháng năm 2019

AT |

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2019, tiền lương bình quân chung ước đạt 7,8 triệu đồng/tháng, tăng 6,8% so với năm 2018.

Năm 2020 sẽ ban hành các văn bản quy định cụ thể chế độ tiền lương mới

Thùy Linh |

Trong quý I và quý II năm 2020, các Bộ, cơ quan Trung ương hoàn thiện báo cáo chính thức về đề xuất thiết kế bảng lương và chế độ phụ cấp theo nội dung cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW đến Bộ Nội vụ để tổng hợp.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH làm Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia

Vương Trần |

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giữ chức Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia.

Cận cảnh Ga Kép Bắc Giang trong ngày đầu xuất hàng quốc tế đi Trung Quốc

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Chuyến hàng quốc tế đầu tiên xuất phát từ ga Kép (Lạng Giang, Bắc Giang), kéo theo 15 toa container hàng hóa với khối lượng 850 tấn, chủ yếu là mặt hàng điện tử xuất sang Trung Quốc.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Trấn Thành bán vé bằng thương hiệu ngôi sao

Nhóm Pv |

Trong cuộc trò chuyện với Lao Động ở Cà phê chiều thứ 7, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cho rằng, phim "Nhà bà Nữ" đạt được doanh thu khủng là do hợp với thị hiếu số đông, và cộng thêm thương hiệu ngôi sao của Trấn Thành.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Tiền lương bình quân của người lao động đạt gần 8 triệu đồng/tháng năm 2019

AT |

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2019, tiền lương bình quân chung ước đạt 7,8 triệu đồng/tháng, tăng 6,8% so với năm 2018.

Năm 2020 sẽ ban hành các văn bản quy định cụ thể chế độ tiền lương mới

Thùy Linh |

Trong quý I và quý II năm 2020, các Bộ, cơ quan Trung ương hoàn thiện báo cáo chính thức về đề xuất thiết kế bảng lương và chế độ phụ cấp theo nội dung cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW đến Bộ Nội vụ để tổng hợp.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH làm Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia

Vương Trần |

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giữ chức Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia.