Phó Thủ tướng nhận trách nhiệm vì chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm

NHÓM PV |

"Chúng tôi xin nhận khuyết điểm trước Quốc hội, trước bà con đang sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi vì các chương trình rất chậm, chưa đạt yêu cầu đặt ra", Phó Thủ tướng phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 7.6.

Sáng 7.6, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và các thành viên Chính phủ liên quan đối với nhóm vấn đề về dân tộc.

Giải trình làm rõ những vấn đề liên quan, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ, phần trả lời của Bộ trưởng Hầu A Lềnh đã gần như đầy đủ và đã khá thẳng thắn, trách nhiệm.

Phó Thủ tướng cho biết, sẽ báo cáo về chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mở rộng thêm 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

“Trước hết với trách nhiệm được phân công chỉ huy trực tiếp việc thực hiện 3 chương trình này, chúng tôi xin nhận khuyết điểm trước Quốc hội, trước bà con đang sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi vì các chương trình rất chậm, chưa đạt yêu cầu đặt ra”, Phó Thủ tướng nói.

Dẫn số liệu, Phó Thủ tướng cho biết, đến ngày 31.5, phần vốn của năm 2022 dành cho chương trình này chỉ đạt hơn 58% vốn đầu tư phát triển. Riêng vốn của năm 2023 chỉ đạt hơn 17% vốn đầu tư phát triển.

“Rất nhiều khu vực, nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số đang sống ở vùng biên cương, vùng phên dậu của đất nước đang cố gắng chịu đựng rất nhiều khó khăn để giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc nên chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình rất nặng nề”, Phó Thủ tướng chia sẻ.

Thực tế ở địa phương cũng cho thấy, các địa phương không giải ngân được nhiều vốn Trung ương, nhưng giải ngân được tỉ lệ lớn vốn đối ứng địa phương, điều đó cho thấy những quy định còn vướng mắc, gây khó khăn, nên việc tháo gỡ ở các quy định này sẽ tạo được tác động tốt.

Thời gian tới, với sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ, hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc để chương trình được giải ngân đúng theo yêu cầu.

Kết luận nội dung chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, vấn đề dân tộc và công tác dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách; là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và xây dựng. Câu hỏi của các đại biểu Quốc hội đã bám sát nội dung nhóm vấn đề chất vấn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc mặc dù lần đầu tiên trả lời chất vấn nhưng đã chuẩn bị tốt nội dung, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn, tập trung trả lời vào các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm.

Bộ trưởng đã giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, đồng thời, đề xuất phương hướng nhằm khắc phục những bất cập trong lĩnh vực phụ trách.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là việc chậm triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia. Một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm hoặc thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng, chưa có định mức cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Một là, quyết liệt triển khai các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kết luận 65-KL/TW ngày 30.10.2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18.11.2019 của Quốc hội; nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14.1.2011 của Chính phủ về công tác dân tộc để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, định hướng quan trọng về chính sách dân tộc cho giai đoạn 2021-2030.

Hai là, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù…

Ba là, sớm hoàn thành việc rà soát, tổng hợp, sửa đổi, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I giai đoạn 2021-2025. Lập danh sách các xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã, thôn chia tách, sáp nhập hoặc đề nghị điều chỉnh tên gọi. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể đối với việc phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển phù hợp với thực tiễn và các quy định hiện hành.

Bốn là, tập trung triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất.

Năm là, hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Quỹ phát triển khoa học công nghệ tồn hàng chục nghìn tỉ đồng

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trả lời chất vấn trước Quốc hội về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và triển khai những thành tựu, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến vào cuộc sống...

Rút bảo hiểm xã hội một lần làm nóng nghị trường Quốc hội

Nhóm PV |

Sáng 6.6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung - thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trong đó, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.

Đang tập trung giải quyết vấn đề cấp đất cho đồng bào dân tộc

NHÓM PV |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Bụi mù mịt bên trong công ty có 3 người chết vì bụi phổi

QUANG ĐẠI |

Những hình ảnh từ clip được quay tại dây chuyền sản xuất bột đá của Công ty TNHH Châu Tiến (Khu Công nghiệp Nam Cấm – Nghệ An) cho thấy: Có lượng bụi rất lớn phát tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động. Châu Tiến là doanh nghiệp đã có 3 người chết, 5 người nguy kịch vì bụi phổi.

Bức họa vùng cao mùa nước đổ ở Lào Cai

Ý Yên |

Bình minh lên, những thửa ruộng bậc thang ở Y Tý, Lào Cai loang loáng màu của nắng, của trời và điểm xuyết vệt vàng của phù sa, sắc xanh của lá mạ.

Dân đi ngược chiều bất chấp phân luồng tuyến đường trung tâm TPHCM

HỮU CHÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Phớt lờ biển cấm lưu thông ngược chiều tại đường Yersin (Quận 1), nhiều người dân bất chấp nguy hiểm đi vào đường cấm.

Mỹ nhân Việt cãi nhau như chợ vỡ trên truyền hình là chiêu trò đã cũ

Bình An |

Màn cãi vã tranh giành chỗ đứng ầm ĩ suốt những ngày qua giữa cựu siêu mẫu Anh Thư, Vũ Thu Phương và Hoa hậu Kỳ Duyên, Minh Triệu là chiêu trò rất cũ của The Face.

Sống thấp thỏm bên những dòng sông chờ lở

NHÓM PV |

Tình hình sạt lở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn ra ngày càng dồn dập trên diện rộng với mức độ nguy hiểm và thiệt hại ngày càng lớn. Không chỉ ở thượng nguồn mà cả ở vùng hạ lưu sông Mekong, sông Vàm Cỏ. Sạt lở cả trong mùa khô, sạt lở từ biển Đông đến biển Tây...

Quỹ phát triển khoa học công nghệ tồn hàng chục nghìn tỉ đồng

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trả lời chất vấn trước Quốc hội về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và triển khai những thành tựu, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến vào cuộc sống...

Rút bảo hiểm xã hội một lần làm nóng nghị trường Quốc hội

Nhóm PV |

Sáng 6.6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung - thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trong đó, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.

Đang tập trung giải quyết vấn đề cấp đất cho đồng bào dân tộc

NHÓM PV |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...